THẦN LINH VÀ BÙA PHÉP THÁI LAN .

ĐÔI LỜI MỞ ĐẦU : " Gần 95% người Thái theo đạo Phật Nam Truyền (bao gồm các phái Thiền Lâm Thái Lan, Dhammayuttika Nikaya và Santi Asoke). Một nhóm nhỏ người Thái Lan (4.6%) theo đạo Hồi, 0.7% dân số theo đạo Thiên Chúa. Ngoài ra, còn có các tôn giáo khác. Phật giáo Nam Tông ở Thái Lan được sự hậu thuẫn và quan tâm lớn từ Chính phủ. Các nhà sư được hưởng nhiều lợi ích do Chính phủ mang lại, ví dụ như được sử dụng các phương tiện giao thông công cộng miễn phí.
Phật giáo ở Thái Lan bị ảnh hưởng lớn bởi các niềm tin truyền thống về tổ tiên và các vị thần tự nhiên; các niềm tin này đã được đưa vào vũ trụ luận Phật giáo. Hầu hết người Thái xây một miếu thờ nhỏ trong nhà, là một ngôi nhà gỗ nhỏ nơi mà họ tin rằng là chỗ trú ngụ của các vị thần linh. Người Thái dâng thức ăn và nước uống cho các vị thần này để cho các thần hài lòng. Nếu các vị thần không hài lòng, thần sẽ đi ra ngoài miếu thờ và trú ngụ trong nhà của gia chủ và quấy nhiễu. Những miếu thờ này cũng được dựng lên ven đường ở Thái Lan, nơi mà công chúng thường xuyên dâng lễ vật lên các vị thần.
Trước khi Phật giáo Nam Tông phát triển, Bà-la-môn Giáo Ấn Độ và Phật giáo Phát triển đã hiện diện. Ngày nay, ảnh hưởng từ hai truyền thống này vẫn còn rõ nét. Các chùa Bà-la-môn đóng một vai trò quan trọng đối với tôn giáo dân gian Thái, và các ảnh hưởng từ Phật giáo Đại Thừa vẫn còn được phản ánh trong các hình tượng, ví dụ như Quán Thế Âm, một hình dạng của Bồ Tát Quán Thế Âm, người thỉnh thoảng vẫn được xem là biểu tượng Thái Lan . " ( http://vi.wikipedia.org/ ). 
Chúng ta đã khảo cứu qua các vị Thần của Trung Hoa, của Hin đu và Bà La môn Ấn Độ. Nay tiếp theo mạch , chúng ta khảo cứu tiếp về THẦN LINH VÀ BÙA PHÉP THÁI LAN . Các khảo cứu này do dienbatn sưu tập trong Huyền môn và trên Internet và biên tập lại làm tư liễu khảo cứu. Nếu có phần nào không ghi nguồn là do dienbatn không nhớ nguồn sưu tập - Xin các tác giả lượng thứ. Thân ái. dienbatn.
CÁC VỊ THẦN THÁI LAN.
MỤC LỤC.
1 HÌNH TƯỢNG NỮ THẦN TÀI LỘC , TÌNH YÊU - NÀNG KWAK.
2. PHÚC THẦN VOI GANESHA .
3. KUMAN THONG .
4. XÂM BÙA - SAK YANT.
5. BÙA TAKRUT VÀ THUẬT VÔ KIM VÀNG GOLD NEEDLE TAKRUT
6. BÙA DƯƠNG VẬT PALAD KHIK.
7. DẦU MA THUẬT ĐEN - NAM MAN PRAI .
8. MA THÁI LAN - NHỮNG CON MA NỔI TIẾNG.
9. NGẢI THÁI LAN - (  Black Magic Thailand ) .
10/  MỘT SỐ GURU HUYỀN MÔN THÁI LAN TIÊU BIỂU.
11. MỘT SỐ CÂU CHÚ ĐỂ SỬ DỤNG KHI TÔM BÙA THÁI - Kata Chanting.
12. NHỮNG BÀI KINH QUAN TRỌNG KHI SỬ DỤNG VÀ THỰC HIỆN BÙA THÁI .
13/ MA THUẬT ĐEN THÁI LAN .
14/ GIẢI THƯ ẾM TẠI THÁI LAN .
Tà thuật trù ếm và nguyền rủa có thể được sử dụng để hại người trực tiếp và gián tiếp. Người bị trù dập sẽ bị ốm đau, tai nạn, hay kể cả thiệt mạng. Trù ếm là một trong những tà thuật ghê sợ nhất, và rất ư là thông dụng ở dân gian. Mục đích trù ếm là để trả thù, hoặc để trấn an, bảo vệ một linh địa, một địa điểm chôn cất bảo vật hay nghĩa trang. Lời trù ếm có thể có hiệu lực ngay tức khắc, hoặc ngấm ngầm nhiều năm tháng. Có những lời trù ếm ám hại đến vài ba thế hệ, ảnh hưởng cả một đại gia tộc .  
Phương pháp trù ếm thông dụng nhất là dùng một hình nộm, tức là một tiêu biểu đại diện cho người bị trù. Hình nộm có thể được cấu tạo bởi sáp, đất sét, gỗ, vải hay giấy (những con rối nộm). Hình nộm sẽ được tác tạo giống hệt người bị trù ếm. Hình nộm càng giống đối tượng, càng có hiệu quả mãnh liệt.  Người bị trù sẽ chịu chung số phận với hình nộm của họ, khi bị đánh đập, hành hạ, xúc phạm, hủy diệt qua những hình thức đốt, đâm, bẻ gãy, nhận nước, xúc phạm bởi đồ dơ bẩn hoặc chôn xuống đất.
Tà thuật trù ếm, nguyền rủa, còn được những phù thủy, thầy bùa, thầy phép mang ra chợ đời buôn bán.  Những người này có quyền năng đặc biệt để mua bán tà thuật hại người cũng như để giúp người. Họ có thể ban phép miễn phí hay đòi hỏi phải có giá trả, có khi giúp ích cho công lý, có khi tạo thêm nghiệp ác. 
Rất nhiều người có khả năng sử dụng tà thuật trù ếm, nhưng tác động và hậu quả còn tùy thuộc bản lĩnh và quyền năng của từng phù thủy, thầy bùa, thầy phép được chiêu cầu. Phải là hạng cao tăng, sư thầy, giáo chủ, với đầy đủ quyền lực huyền bí mới thật sự đạt tới công lực cực kỳ lợi hại và nguy hiểm.  Thông thường những người nghèo khổ, bệnh hoạn, bất hạnh nhất của xã hội là những người hay cầu thầy để tìm công lý hay sự trả thù. Tự họ cũng có thể trù ếm nguyền rủa người khác, hiệu lực ghê gớm nhất là lúc họ trăng trối trước khi chết. 
Khi đối tượng bị trù ếm biết rằng họ đang bị ếm, sức khoẻ và tâm thần họ cảng bị suy sụp trầm trọng.  Chính sự lo sợ của người bị trù ếm khiến cho họ đau khổ và hoang mang gấp bội. Tuy nhiên, trong trường hợp bị phù thủy cao tay ấn dùng tà thuật ếm, dẫu đối tượng không biết mình bị trù dập, kết cuộc cũng có thể bi đát y như họ biết. Nếu đối tượng cảm nhận rằng họ bị ếm, họ có thể tìm đến các thầy phép khác để gỡ bùa, diệt trù, và thường thì phải hao tốn một số tiền lớn để đối phó. Có khi người thầy mà họ cầu, chính là người đã trù ếm họ. Nếu là hai lực lượng khác nhau đối chọi, một cuộc chiến tà thuật gay go có thể xảy ra. Bên nào quyền thế hơn sẽ chiếm ưu vị. Phương pháp gỡ bùa, diệt trù rất ư là quyền biến, không thể bàn hết ở đây. Một điểm đặc biệt lưu ý, những đêm rằm sáng trăng là lúc quyền năng trù ếm mãnh liệt nhất. Ngược lại, những đêm trăng khuyết là lúc để đối phó trừ diệt bùa phép, trù ếm, hiệu lực nhất.
Nói về bùa ngải người ta thường nói kèm theo là thư, ếm vậy thư ếm là gì? Thư là thường dùng hương, dùng bút, họa bùa để chữa bệnh hoặc đôi khi vì 1 mục đích nào đấy người ta sử dụng để hại người.
Còn ếm, người ta dùng các vật dụng của thân chủ hay người bị hại thổi vào đấy 1 thần lực hoặc một ma lực để chữa bệnh hoặc hại người. Thông thường ếm có thể được gửi lên mây, xuống mép nước, theo ngọn gió, trong bờ cỏ, dưới ngọn cây, v..v. Hoặc còn được làm vào gia súc như gà, chó, lợn, v..v. Những người làm được thư ếm thật ra phải là những thầy có công lực thật sự mới có thể thực hiện được vì thế việc giải thư ếm là cả 1 vấn đề và phải được 1 người thầy có đủ công lực của Phật pháp mới có thể giải ra được không phải ai cũng có thể làm được điều này. 
Thật ra, không cần vật dụng, thậm chí không cần biết tên tuổi của đối tượng pháp sư vẫn ếm được như thường. Việc ếm đối, không phải thổi vào đấy thần lực hay ma lực, pháp sư vận dụng ngũ hành sanh khắc hoặc lợi dụng vòng quay của từ trường thông qua linh phù và những phương pháp diệu dụng để "xử lý" đối tượng mà thôi. Người có đủ sức thực hiện phép ếm thường là mang sắc Hạ sư trở lên.
Phép ếm, bùa ếm là tên gọi chung. Phương pháp ếm thì đa dạng không lường, hình thức nào cũng độc cả: ếm lư hương, ếm bếp lò, ếm ngã ba đường, ếm nghĩa địa, ếm cột nhà, ếm bụng cá, ếm miệng chim... Tùy theo khả năng, mục đích, tâm địa của ông thầy và bổn mạng nguyên thần của đối tượng như thế nào thì cách ếm sẽ biến đổi như thế ấy...
Sở dĩ pháp sư sử dụng đến phép ếm là vì hám của, vì oan gia trái chủ, vì tự ái cá nhân, vì muốn khẳng định mình... tất cả không vượt ngoài cái TA quá lớn của mình.
Việc làm này vô cùng tổn âm đức. Những người thầy nào dụng tâm bất chính, sử dụng phép ếm để hại người, trong tương lai không xa sẽ gánh chịu hậu quả vì những điều mình tác tạo.
Phương pháp giải ếm cũng khá đa dạng... nhưng không ngoài quy luật ngũ hành sanh khắc. Riêng phép ếm bụng cá, ếm miệng chim thì phải nhờ đến Hà Bá, Sơn Thần giúp đỡ. ( Tamandieungo ).




LẤY ĐỒ THƯ ẾM TẠI VIỆT NAM ( Cô QC - Tham khảo thêm ).



LẤY ĐỒ THƯ ẾM TẠI MIÊN .


TRỤC VONG TẠI THÁI LAN .


Xin theo dõi tiếp bài 19. dienbatn.

Đăng nhận xét

Vui lòng không Spam

 
Top
cho tat ca link nofollow