CHUẨN BỊ VÀO MÙA CẢI TÁNG 2015 .
Năm 2015 - Ất Mùi - Lập thu vào giờ Dần ngày Bính Thìn - 24/6/ Ất Mùi , tức là vào lúc 3g 01 phút ngày thứ bảy 8/8/2015. Bắt đầu từ ngày Lập Thu , chúng ta đã có thể tiến hành những bước đầu tiên cho việc cải táng . Thời gian có thể cải táng bắt đầu từ Lập thu cho đến ngày Đông Chí . Đông chí năm nay vào giờ Mùi ngày Nhâm Dần - 12/11/Ất Mùi - tức là vào 11g 48 phút ngày 22/12/2015 . Ngày Đông Chí là ngày có đêm dài nhất trong một năm và là ngày có ngày ngắn nhất trong một năm. Ngày Đông Chí là ngày khí nhất Dương sinh ra, là ngày khí Âm cực đại và bắt đầu có khí Dương sinh ra. Ngày này thường sinh ra gió Đông Nam thổi và chính vì vậy, ngày xưa Khổng Minh lợi dùng sự hiểu biết này để đốt chiến thuyền của Tào Tháo trong trận Xích Bích .Trái lại  , ngày Hạ Chí là ngày có ngày dài nhất trong năm, đêm ngắn nhất trong năm, là ngày khí Dương cực đại và khí Nhất Âm sinh ra. Trục Hạ Chí - Đông Chí cũng là trục để tính Âm độn hay Dương độn trong Kỳ Môn Độn giáp chính là vì lý do đó. Ngày Đông Chí cũng chính là ngày kết thúc việc cải táng mộ phần. Bởi khi Dương khí sinh ra, sẽ ảnh hưởng đến xương cốt khi cải táng. 
 CÁC BƯỚC CẦN THỰC HIỆN TRƯỚC KHI CẢI TÁNG NHƯ SAU :
1/ VẤN ĐỀ ĐOÀN KẾT TRONG DÒNG HỌ :
Khi cải táng một ngôi mộ, nhất là những ngôi mộ Tổ và dòng họ có nhiều chi, nhánh, vấn đề đoàn kết trong các thành viên vô cùng quan trọng. Người ta có câu :" Ma chê - Cưới trách ". Trong dòng họ có nhiều nhánh, nhiều chi, việc bàn ra, tán vào là tất yếu, song trong họ phải có người đứng đầu ( thường là trưởng dòng họ ) phải có khả năng đoàn kết và thống nhất được tất cả những tâm nguyện của mọi người. Việc này vô cùng khó khăn , bởi những người đang làm ăn xuôi chèo, mát mái thì không muốn động vào mộ phần sợ "động mộ ", còn những gia đình đang gặp khó khăn , bất trắc trong cuộc sống lại muốn tu tạo lại mộ cho cuộc sống êm đẹp hơn. Mong muốn của cả 2 phái đều có lý đúng của nó, nhưng nhiều trường hợp bắt buộc phải di dời thì sự đoàn kết, nhất trí trong dòng họ, bản thân nó đã là sự tích phúc rồi. Việc quy tập mộ của các đời trước về nghĩa trang dòng họ , thoạt đầu ta tưởng không có gì khó khăn , khi mà chúng ta đã xây dựng được nghĩa trang hoàn chỉnh theo đúng phong thủy. Tuy nhiên lúc này mới chính là lúc mà chữ Phúc phận của dòng họ biểu hiện ra mạnh nhất. Người lĩnh xướng và chủ trì việc lập nghĩa trang phải là người có uy tín trong dòng họ mới có thể thuyết phục và tập trung sức lực, tiền bạc để thực hiện việc này. Trong rất nhiều trường hợp, vì sự thiển cận của một số thành viên trong dòng họ, sợ rằng các chi khác " ăn hết lộc " của chi nhà mình nên đưa đến những trường hợp dở khóc, dở cười.  
Trong quá trình làm mộ ở khắp nơi, dienbatn đã gặp phải những trường hợp dở khóc, dở cười của các thành viên trong một dòng họ. Thôi thì mỗi người một ý, cãi nhau như mổ bò, thậm chí các nhánh trong dòng họ còn đòi " chia xương " để mỗi nhánh chôn riêng ở khu vực của mình. Thật là kinh khủng. Nhìn mọi người cãi nhau , ở dưới âm phần, chắc các cụ không khỏi phải đau lòng, xót xa. Có dòng họ vì có nhiều chi, mộ phần đời trước có những biểu hiện xấu, thất vận.... có chi làm ăn được, có chi làm ăn sa sút, bệnh tật triền miên. Có chi về nhân đinh toàn là nữ nhân. Lúc này, nếu động đến việc mồ mả thì chi làm ăn sút kém muốn tu bổ hoặc di dời mộ phần, còn chi đang làm ăn tốt thì tâm lý là không muốn động chạm đến mộ phần vì sợ ảnh hưởng. Chỉ đến khi mọi việc trở nên xấu đều thì mới cuống quýt tu sử mộ phần, lúc này mọi sự đã muộn.
 Thật ra mọi người đều không nhớ một điều rằng : " Tiên tích Phúc - Hậu tầm Long ", nhà không có phúc thì kể cả đến cụ Tả Ao hay Cao Biền, Lưu Bá Ôn có sống dậy cũng đành chịu chết , không thể giúp gì được. 
Khi táng di hài Tổ tiên,chắc người ta phải chọn Địa huyệt thật tốt mà an táng , song song với việc trên , người tại tiền phải nỗ lực tu dưỡng thân , tâm cầu lấy gốc rễ của Đạo. Nếu chỉ chú trọng quan sát hình thể Địa Huyệt,sẽ cho kết quả trái ngược, làm tổn hại đến con cháu đời sau.
Nếu như có Nhân,tất phải có Quả;nhưng Nhân -Quả thiện ác tùy vào Tâm khi chiêu lấy họa phúc.
Một việc rất quan trọng là phải cân được phúc đức của dòng họ người cải táng. Phúc phận của dòng họ đó như thế nào phải đặt vào khu Địa Huyệt có năng lượng tương đồng mới có kết quả.Không phải cứ thấy con Long to mà ham đặt huyệt mộ dòng họ vào đó, bởi nhiều khi không hợp hoặc không tụ đủ Phúc mà lợi bất cập hại. Không vì khu đất kết Huyệt quá to , quá mạnh, quá nhiều đời mà đặt vào khi phúc phận của dòng họ chưa đủ. Việc đó giống như ta đặt cái quạt máy sử dụng điện 110v vào mạch điện 220v, lúc đó cái quạt sẽ bị cháy rụi. Thông thường những gia đình bình thường về phúc phận chỉ cần một con giun cũng đủ cho một cuộc sống bình an, ổn định, đâu có cần tới những con Long, những Huyệt kết đắc địa.Những Huyệt lớn chỉ sử dụng cho những vị , những dòng họ đã đủ phước báu do Thiên định mà thôi.
Những việc Tầm Long Địa Huyệt còn phải hội thêm phần cảm ứng tức là Thiên Đạo (Đạo Trời ) ; sự ứng nghiệm của việc hành thiện lập âm chất,tạo nhân quả tốt.Tục ngữ có câu :"Âm địa tốt không bằng Tâm địa tốt ".Do vậy,tìm kiếm chọn lọc được Địa mạch Huyệt vị,Phong Thủy Sư và mọi thành viên trong dòng họ phải tích đức hành thiện làm căn bản.Nếu kẻ nào có phẩm chất cao thượng,thì ắt Thiên cơ sẽ ứng,Địa cơ theo đó mà tăng thêm sự tốt lành cho con cháu đời sau hưởng Phúc.Bởi Tâm địa thiện lương thì tương ứng với Địa mạch cát lợi ,vận Trời ứng cho,chứ chẳng phải chủ quan tâm về hình thức mà quên đi nội dung,cứ tưởng rằng tầm được Long huyệt rồi,con cháu đời sau sẽ được hưởng Phúc,cái gốc chúng ta chẳng lo mà lại đi lo cái ngọn,rõ là ta chẳng biết gì cả.Nếu như các Phong Thủy Sư họ tài giỏi như thế thì ắt họ phải giành những huyệt Đế vương,Công Hầu,Khanh tướng cho con cháu họ,chứ dại gì mà họ chỉ cho ai ?
2/ KIỂM TRA MỘ .
Việc đầu tiên trước khi chúng ta muốn cải táng hoặc quy tập mộ là phải xem mộ đó như thế nào ? đã đủ thời gian cải táng chưa ?Mộ đó có kết hay phạm trùng không ?Mộ kết là mộ đã thụ được Linh Khí của Long mạch, tụ khí lại trong mộ và làm cho con cháu trong dòng họ đó làm ăn thuận lợi,gia đình , dòng họ thuận hòa và mạnh khoẻ. Có nhiều cách để kiểm tra mộ kết như bằng các phương pháp Cảm xạ, ngoại cảm, cảm nhận trường Khí...Có thể quan sát bằng mắt thường sẽ thấy ngôi mộ đó càng ngày càng nở ra do được tích tụ Linh khí của Long mạch, giống như những cái gò thường nổi lên do hiện tượng dư khí của Long mạch trên cánh đồng. Trên các ngôi mộ kết thường cỏ mọc rất nhanh và xanh tốt. Tại Hà Tĩnh, có ngôi mộ kết khi người nhà đi thăm mộ, khi về vứt bỏ những đoạn thân của bó hoa cúc ra ven mộ, vài ngay sau những đoạn thân đó đã mọc ra những cây cúc hết sức tươi tốt. Người xưa cũng dùng phương pháp này để xác định Huyệt kết. họ cắm những cành cây khô vào những cuộc đất nghi có mộ kết, nếu những cành khô đó nẩy mầm xanh tốt thì gần như chắc chằn nơi đó có Huyệt kết. Một quan sát khác nữa là nhìn những viên đá , bia mộ tại Huyệt, nếu mộ kết tức là làm cho những viên đá, bia mộ đó bóng loáng lên như được lau chùi bằng dầu bóng.Khi gặp trường hợp Mộ kết, tốt nhất là để nguyên không được dịch chuyển vì sẽ gây ra vô vàn rắc rối trong cuộc sống của dòng họ. Nếu bắt buộc phải di dời vì lý do nào đó phải có những phương thức của Huyền môn và Phong thủy rất phức tạp mới có thể di dời.Khi mộ kết, thông thường kết từ chân lên tới đầu, cũng có vài ngôi mộ do kết cấu của Long mạch và của mộ sẽ kết theo chiều ngược lại. Có các dạng kết như kết mạng nhện, kết tơ hồng, kết băng, kết chu sa...Có các màu từ xám đến trắng, hồng, đỏ như chu sa là loại mạnh nhất. Một loại khác người ta thường hay nhầm với mộ kết là mộ bị phạm trùng.Có nhiều loại trùng nhưng biểu hiện rõ nhất tại mộ là xác chôn qua nhiều năm không tan. Có những khu vực có hàng loạt mộ chôn tới hàng chục năm xác cũng còn gần như nguyên vẹn.dienbatn đã thấy nhiều lần cảnh người nhà họ phải cầm dao róc lấy xương cốt, hình ảnh thật rùng rợn. Gặp trường hợp này phải dùng bột của loại Ngải Hổ rắc xuống và đọc chú thì thịt mới tan ra.
A/ KINH NGHIỆM XÁC ĐỊNH MỘ KẾT .
Việc đầu tiên trước khi chúng ta muốn cải táng hoặc quy tập mộ là phải xem mộ đó như thế nào ? đã đủ thời gian cải táng chưa ?Mộ đó có kết hay phạm trùng không ?Mộ kết là mộ đã thụ được Linh Khí của Long mạch, tụ khí lại trong mộ và làm cho con cháu trong dòng họ đó làm ăn thuận lợi,gia đình , dòng họ thuận hòa và mạnh khoẻ. 
Mộ kết là mộ khi đặt vào vùng có trường khí tốt , đã quán Khí ( tức là thu nhận được năng lượng của Địa Huyệt ) . Gia đình có mộ Kết thường là đang làm ăn phát đạt , con cháu học hành , công tác đều tốt . Bản chất của việc kết mộ , hiện chưa có một tài liệu nào nói cho rõ ràng cả , song trong quá trình đi khảo sát hàng trăm ngôi mộ , dienbatn có nhận xét như sau : Thường là do phúc phận của dòng họ tới ngày thịnh phát , nên có thể do chủ định ( Nhờ thày Địa lý đặt mộ ) , hoặc do vô tình ( thường là trường hợp Thiên táng rất bất ngờ ) đặt được vào trúng Long Huyệt ( Hay còn gọi là vùng có năng lượng tập trung ) . Đừng cứ tưởng là chỉ có những Long mạch khổng lồ kết Huyệt mới có mộ kết . Bản thân dienbatn đã chứng kiến nhiều trường hợp chỉ có một con Long nhỏ cũng đủ để kết mộ và gia đình của họ làm ăn rất phát đạt .
Việc phân biệt mộ thường ( có thể bốc hay di dời ) với những ngôi mộ Kết ( Tuyệt đối không được di dời ) , thực ra cũng cần phải hết sức cẩn trọng . Theo nhận xét của dienbatn , thứ nhất là : những ngôi mộ Kết , thường thì đất ngày càng nở ra , làm cho ngôi mộ cứ to dần , nhiều khi to như một cái gò . Mặt khác , cây cối trên và xung quanh ngôi mộ thường là rất xanh tốt ( Đây là biểu hiện của vùng đất có Sinh Khí ) . Thứ hai có thể nhìn nhận một cách trực quan một ngôi mộ Kết là : những viên gạch , nhất là gạch men hay đá ốp vào mộ thường sáng bóng như có chùi dầu . Thông thường , các ngôi mộ , ít chăm sóc lau chùi thường xuyên thường có bám một lớp bụi ( dày hay mỏng do nhà chủ có thường xuyên chăm sóc hay không ) , nhưng tại những ngôi mộ Kết , ta thấy những viên đá hay gạch ốp vào luôn như vừa được chùi rửa sạch sẽ , sáng bóng .Một cách khác nữa là khi ngồi bên một cái mộ Kết , ta cảm thấy như có một luồng hơi ấm áp , tràn đầy Sinh lực thấm vào người , làm cho ta cảm thấy cực kỳ thoải mái , dễ chịu .
Để có thể xác định được mộ có Kết hay không , ngoài những nhận xét về tình trạng bên ngoài như trên , ta còn cần phải nhờ các thày Địa lý có kinh nghiệm hoặc nhờ các nhà Ngoại Cảm xem xét giúp .
Có nhiều cách để kiểm tra mộ kết như bằng các phương pháp Cảm xạ, ngoại cảm, cảm nhận trường Khí...Có thể quan sát bằng mắt thường sẽ thấy ngôi mộ đó càng ngày càng nở ra do được tích tụ Linh khí của Long mạch, giống như những cái gò thường nổi lên do hiện tượng dư khí của Long mạch trên cánh đồng. Trên các ngôi mộ kết thường cỏ mọc rất nhanh và xanh tốt. Tại Hà Tĩnh, có ngôi mộ kết khi người nhà đi thăm mộ, khi về vứt bỏ những đoạn thân của bó hoa cúc ra ven mộ, vài ngày sau những đoạn thân đó đã mọc ra những cây cúc hết sức tươi tốt. Người xưa cũng dùng phương pháp này để xác định Huyệt kết. họ cắm những cành cây khô vào những cuộc đất nghi có mộ kết, nếu những cành khô đó nẩy mầm xanh tốt thì gần như chắc chằn nơi đó có Huyệt kết. Một quan sát khác nữa là nhìn những viên đá , bia mộ tại Huyệt, nếu mộ kết tức là làm cho những viên đá, bia mộ đó bóng loáng lên như được lau chùi bằng dầu bóng.Khi gặp trường hợp Mộ kết, tốt nhất là để nguyên không được dịch chuyển vì sẽ gây ra vô vàn rắc rối trong cuộc sống của dòng họ. Nếu bắt buộc phải di dời vì lý do nào đó phải có những phương thức của Huyền môn và Phong thủy rất phức tạp mới có thể di dời.Khi mộ kết, thông thường kết từ chân lên tới đầu, cũng có vài ngôi mộ do kết cấu của Long mạch và của mộ sẽ kết theo chiều ngược lại. Có các dạng kết như kết mạng nhện, kết tơ hồng, kết băng, kết chu sa...Có các màu từ xám đến trắng, hồng, đỏ như chu sa là loại mạnh nhất. 
B/  KINH NGHIỆM XÁC ĐỊNH MỘ PHẠM TRÙNG.
Một loại khác người ta thường hay nhầm với mộ kết là mộ bị phạm trùng.Có nhiều loại trùng nhưng biểu hiện rõ nhất tại mộ là xác chôn qua nhiều năm không tan. Có những khu vực có hàng loạt mộ chôn tới hàng chục năm xác cũng còn gần như nguyên vẹn. dienbatn đã thấy nhiều lần cảnh người nhà họ phải cầm dao róc lấy xương cốt, hình ảnh thật rùng rợn. Nguyên nhân của việc phạm trùng thường có mấy nguyên nhân như sau :
* Do khu vực đất chôn bị yếm Khí .
* Do người chết trước khi mất bị bệnh, nhất là bệnh ung thư phải dùng hóa trị hay xạ trị, hay dùng quá nhiều thuốc kháng sinh làm cho thân xác khó tiêu hủy.
* Do khi liệm, người ta cho người mất mặc quá nhiều quần áo, nhất là loại quần áo bằng nilon làm cho quá trình phân hủy khó xảy ra.
* Một trường hợp khác làm cho thi thể khó phân hủy là quan tài làm bằng gỗ cây Thị. Không rõ nguyên do nhưng qua quá trình cải táng mộ phần, dienbatn thấy rằng, những quan tài làm bằng gỗ cây Thị thì các thi thể hầu như còn nguyên vẹn sau hàng chục năm.
Khi cải táng gặp phải trường hợp xác không tiêu hủy dù đã chôn hàng chục năm, người ta thường xử lý theo một số cách như sau :
- Mở hé nắp ván Thiên ( là tấm ván trên cùng của quan tài ) , dùng kéo cắt dọc quần áo người mất cho hở thân thể ra rồi đổ rượu mạnh hay nước cháo loãng vào , sau đó đậy nắp lại , lấp đất như cũ và để sang năm mới tiếp tục cải táng.
- Có thể dùng nước muối đặc đun nóng đổ vào quan tài từ lúc phạt nấm và hé mở ván Thiên ( thường vào buổi chiều tối ngày hôm trước ). Để từ chập tối đến khoảng gần sáng tiếp tục cải táng , thi thể sẽ bị phân hủy hết. Theo một số vị bốc mộ chuyên nghiệp, có thể dùng nước điếu ( Điếu hút thuộc Lào ) đổ xuống quan tài cũng làm cho thi thể mau phân rã. 
- Người ta có thể dùng bột cây Ngải Hổ rắc xuống và đọc chú , chỉ vài tiếng sau xác sẽ phân hủy hết.
- Nếu người tu Mật Tông gặp trường hợp này hãy đọc chú Uế Tích Kim Cang có tác dụng phân hủy xác rất nhanh.
- Trong trường hợp thi thể không tan của người bị gù hay sau khi chôn thi thể bị co lại giống như người gù , để thi thể dãn ra, người ta đổ khoảng 20 lít rượu mạnh vào quan tài.
- Trường hợp thi thể không tan sau quá nhiều năm , cách xử lý tốt nhất là cho lại vào áo quan mới và đưa đi hỏa táng ở Đài hóa thân Hoàn Vũ. Làm cách này vừa sạch sẽ vừa nhanh chóng và đảm bảo .
C/ KINH NGHIÊM DÂN GIAN CỦA NHỮNG NGƯỜI CHUYÊN BỐC CỐT ĐỂ PHÁT HIỆN THÂN XÁC ĐÃ SẠCH HAY CHƯA ?
Qua quá trình tiếp xúc với rất nhiều toán chuyên bốc cốt khi cải táng, dienbatn được truyền lại một số kinh nghiệm để có thể xác định được một ngôi mộ chuẩn bị cải táng đã sạch xương như thế nào ?
Theo lời một số vị có thâm niên bốc hài cốt ở nhiều nơi , người ta có thể biết được hài cốt dưới mộ đã " sạch " chưa bằng một số kinh nghiệm như sau :
- Theo quan sát loại cỏ mọc ở trên mộ.
- Quan sát theo các loại sinh vật làm tổ trên mộ như các loại tổ kiến, tổ rắn, tổ chuột...
- Cảm nhận nhiệt độ của đất khi phạt nấm...
- Riêng dienbatn sử dụng phương pháp Cảm xạ , qua thời gian khá dài , chưa bị sai lầm lần nào.
3/ TÌM ĐẤT VÀ XÂY CẤT KHU HUYỆT MỘ .
Chọn vị trí đặt mộ khi cải táng.
"Chọn lựa huyệt đất mới :
Khi đã chọn lựa được thời điểm tiến hành thì người trong gia đình sẽ phải chọn lựa một huyệt đất mới để chuyển hài cốt sang. Ngày xưa, điều kiện đất đai còn rộng lớn thì việc này tương đối dễ dàng. Ngày nay, đất chật người đông, diện tích đất dành cho người chết cũng rất hạn chế. Thường ở địa phương sẽ tiến hành bố trí cho gia đình một huyệt đất mới ở cùng nghĩa trang nơi hung táng. Nếu các gia đình có nhu cầu chọn lựa phải mua đất ở nơi khác rồi chuyển hài cốt về. Việc chọn lưạ huyệt đất là tương đối khó khăn, để tìm được vị trí mới tốt lành, cần lưu ý các điểm sau đây :
- Huyệt mộ là nơi đất mới chưa từng bị chôn lấp, đào xới. Khí đất của huyệt tươi tốt, đất rắn chắc tươi tắn. Nếu là vùng đồng bằng thì đất tươi mịn, có mùi thơm, đào lên phía dưới độ 6,70cm đất đặc quánh, có màu vàng nhạt hoặc màu nâu đậm. Nếu là miền sơn cước thì đất mịn màng, tuy khô nhưng có màu vàng nhạt.
- Kỵ nhất là huyệt là nơi đất tơi xốp, có chứa nhiều rác rưởi, hoặc có nguồn nước thải bị ô nhiễm. Đào lên ở đáy huyệt phải có mạch nước ngầm chảy dưới huyệt. Màu sắc của nước trong xanh, mùi thơm, tránh nước bị ô nhiễm hoặc nước có mùi hôi. Những huyệt ở đồng bằng thì kỵ không có nước ở dưới huyệt.
- Ở các vùng nghĩa trang nơi quy tập nhiều mộ, thường bị tình trạng quá tải về diện tích, các mộ chen lấn nhau. Tránh huyệt bị các mộ xung quanh lấn chiểm, hoặc nằm án ngữ ngay trước phần mộ, hoặc đâm xuyên vào 2 bên cạnh mộ. Nếu chọn được huyệt phía trước rộng thoáng, lại nhìn ra ao hồ hay sông suối là đắc cách. Trường hợp đất đai quá hiếm không chọn được huyệt có phía trước thoáng rộng thì tối thiểu cũng phải có một khoảng đất trống nằm ngay phía trước huyệt mộ.
- Quan sát cẩn thận hệ thống đường đi xung quanh huyệt. Nếu huyệt có đường đi đâm thẳng vào giữa hoặc đâm xuyên sang hai bên thì chủ về phá bại không thể dùng. Đường đi sát ngay phía sau huyệt cũng tối kỵ chủ tổn hại nhân đinh. Tốt nhất chọn huyệt nơi yên tĩnh xa cách với đường đi lối lại quanh khu vực mộ.
- Ở vùng núi non thì cần thẩm định huyệt theo những tiêu chí của địa lý chính tông. Huyệt cần được bao bọc có long hổ hai bên ôm lấy huyệt, phía sau có cao sơn che chắn, phía trước có minh đường thuỷ tụ…
Các bạn lưu ý rằng, nên nhờ một thầy chuyên gia có kinh nghiệm Phong Thuỷ chính tông tiến hành xem xét cẩn thận trước khi cải táng, nếu không biết mà tự ý tiến hành thì sẽ dẫn đến những hậu qủa khó lường."
Nếu đã có nghĩa trang của dòng họ được thiết kế sẵn từ trước thì việc này rất đơn giản vì khi lập nghĩa trang đã có các Phong thủy sư tính toán cho rồi. Trường hợp quy tập mới hoặc cải táng riêng lẻ thì việc này rất phức tạp, có khi phải thực hiện trước đến vài năm. Gia đình dienbatn khi đặt mộ, có nhiều ngôi thời gian từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc mất tới 3 năm trời. Sở dĩ lâu như vậy là phải thực hiện tất cả những công việc sau : Tầm Long tróc mạch- Xác định Huyệt Khí-Mua cuộc đất đã tìm được- Tính toán, phân kim sẵn, bao gồm các bước như xác định Loan đầu,Thiên Môn, Địa hộ,xác định vị trí kết Huyệt- Tính toán thời gian đặt mộ, độ sâu và phương đặt để đạt được Huyệt Khí Bảo Châu...-Thực hiện các bản vẽ quy hoạch tổng thể các đời, các chi trong dòng họ- Thực hiện các nghi lễ khi bắt đầu động thổ xây dựng hàng rào bao, nơi tế lễ, đào huyệt, xây thành Huyệt...- Thực hiện các hình dáng của mộ theo nhiều yếu tố như địa hình, phúc phận dòng họ, loan đầu. Nhiều khu vực vì đã có đất hay nghĩa trang từ trước nhưng không tụ đủ Khí phải thực hiện việc dẫn Long về để tụ Khí tại cuộc đất đã chọn. Tất cả những việc nói qua ở trên rất phức tạp và là chuyên môn của các Phong Thủy Sư. Một việc rất quan trọng là phải cân được phúc đức của dòng họ người cải táng. Phúc phận của dòng họ đó như thế nào phải đặt vào khu Địa Huyệt có năng lượng tương đồng mới có kết quả. Không vì khu đất kết Huyệt quá to , quá mạnh, quá nhiều đời mà đặt vào khi phúc phận của dòng họ chưa đủ. Việc đó giống như ta đặt cái quạt máy sử dụng điện 110v vào mạch điện 220v, lúc đó cái quạt sẽ bị cháy rụi. Thông thường những gia đình bình thường về phúc phận chỉ cần một con giun cũng đủ cho một cuộc sống bình an, ổn định, đâu có cần tới những con Long, những Huyệt kết đắc địa.Những Huyệt lớn chỉ sử dụng cho những vị , những dòng họ đã đủ phước báu do Thiên định mà thôi.
4/ CHỌN MUA ĐẤT LÀM NGHĨA TRANG DÒNG HỌ.
Bạn đừng tưởng cứ có tiền là có thể mua được đất.Cái lý : " Cái gì không thể mua bằng tiền thì có thể mua được bằng rất nhiều tiền " , hình như không đúng trong trường hợp này. Đất hay đá quý đều chọn chủ - Đó là cái lý của Tạo hóa gần như bất di bất dịch. Có nhiều trường hợp do không tụ đủ phúc mà cố cưỡng cầu đặt vào , ngay lập tức thảm họa tới liền. " Khi táng di hài Tổ tiên,chắc người ta phải chọn Địa huyệt thật tốt mà an táng,song song với việc trên ,người tại tiền phải nỗ lực tu dưỡng thân,tâm cầu lấy gốc rễ của Đạo.Nếu chỉ chú trọng quan sát hình thể Địa huyệt,sẽ cho kết quả trái ngược,làm tổn hại đến con cháu đời sau.
Nếu như có Nhân,tất phải có Quả; nhưng Nhân -Quả thiện ác tùy vào Tâm khi chiêu lấy họa phúc- dienbatn " .Nếu đã đủ duyên để mua được cuộc đất đẹp, chúng ta nên tính toán mua khoảng đất đó đủ dùng cho vài ba đời trước và vài ba đời sau, để con cháu hàng trăm năm sau đỡ vất vả đi tìm đất. Cách tốt nhất là quy tụ mồ mả về một nơi có quy hoạch thống nhất, vừa đảm bảo được các yêu cầu về Phong thủy vừa tiện cho con cháu đời sau thăm viếng.
5/ LÀM LỄ MUA ĐẤT ÂM .
 Khi đã mua được đất của người dương rồi, chúng ta vẫn cần phải có một cái lễ gọi là mua đất của người âm.  Động tác này có ý nghĩa báo cáo với các vị Thần linh sở tại và các vong linh hồn của khu vực này người chủ mới ra mắt. Việc này các Phong thủy sư phải làm hết sức thành kính, tôn nghiêm. Thường các Phong thủy sư đều là các Pháp sư. Khi ra đến nơi khu đất đều phải có những nghi lễ riêng. 
Khi lập đàn mua đất người âm, cần phải có 3 đàn riêng biệt là : Đàn lễ phật, Đàn lễ các Thần và Đàn Mông sơn thí thực để cúng các vong linh hồn.
a/ Đàn lễ Phật : Đồ lễ chỉ có trầu cau, hoa quả, trầm hương, đèn nến. Tuyệt đối không xử dụng tiền mã và đồ mặn. Đàn có 2 cây nến lớn đặt đằng trước bên cạnh Kính đàn ( hai cây nến này tương trưng cho Nhật - Nguyệt), Phía dưới có 7 cây nến nhỏ tượng trưng cho chùm sao Bắc cực - Quê hương của loài người. Phía dưới nữa có 3 chung trà - 3 chung rượu- 3 chung nước tượng trưng cho Tam tài : Thiên có Nhật - Nguyệt - Tinh, Nhân có : Tinh - Khí - Thần , Địa có Thủy - Hỏa - Phong.
Đàn này thường sau khi đọc nghi quỹ Mật tông thường trì các chú : Chuẩn Đề và Tỳ Lô Giá Na mỗi chú 1 chuỗi ( 108 biến ). Sau cùng là đọc chú hồi hướng công đức cho các đấng các cõi và các vong trên mảnh đất này.
b/ Đàn lễ các Thần : Các Thần ở đây bao gồm : Ngài U Minh Giáo chủ Bản Tôn Địa Tạng Vương Bồ Tát .
Ngài Kiên Lao Địa Thần Bồ Tát .Các Ngài Ngũ Phương , Ngũ Đế , Hậu Thổ Nguyên Quân , Sơn Nhạc Đế Quân , Đương Phương Thổ Địa , Thổ Phủ Thần kỳ , 24 Khí Thần Quan , 24 Long mạch Thần Quan , 24 Địa mạch Thần Quan , 24 Sơn Địa mạch Thần Quan , 24 Hướng Địa mạch Thần Quan , Thanh Long , Bạch Hổ , Thổ Bá , Thổ Hầu , Thổ Mãnh , Thổ Trọng Thần Quan , Thổ Phụ , Thổ mẫu , Thổ Lương , Thổ Gia Thần Quan , Thổ Tử , Thổ Tôn , Thổ Khảm , Thổ Khôn Thần Quan , Thổ Kỳ Ngũ Phương bát Quái và các vị Thần minh quyến thuộc . Ngài Kim Niên hành Khiển Thái Tuế chí đức tôn Thần , Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng chự vị Đại Vương  và tất cả các vị Thần minh cai quản trong khu vực này . 
Đàn lễ này có thể có đồ mặn hoặc đồ chay tùy ý nhưng nhất thiết phải có một hay 5 bộ Quan Thần Linh ( bao gồm mũ , áo, ủng, ngựa và vàng hoa). Nếu 5 bộ là lấy các màu theo Ngũ hành : Xanh - Đỏ - Vàng - Trắng - Tím. Nếu một bộ lấy màu vàng. Việc này là để cúng cho Ngũ phương ngũ thổ Long Thần ( Đông phương thanh Đế - Tây phương bạch Đế - Nam phương xích Đế- Bắc phương hắc Đế và trung ương Hoàng Đế ). Ngoài ra có thêm các bộ giấy tiền vàng cúng ông Địa, cúng Ngọc Hoàng Thượng Đế và vài trăm cuốn Thọ Sinh Kinh. Ngoài tiền âm ra phải có một số tiền Dương ( tiền thật ) khi làm lễ. Khi làm lễ Phong thủy sư phải có một lá sớ trạng đại ý thay mặt gia chủ xin mua đất âm của các vị Thần xứ này.
Phàm đã làm Pháp sư hay Phong thủy sư đều có kinh qua luyện tập một khả năng là giao tiếp được với các vị Thần linh, Thổ địa để biết khu vực này do vị nào cai quản, lịch sử của khu vực này như thế nào mới biết đường mà lần.Trong Đạo tràng LHVV của dienbatn , các anh chị em hầu như đều có khả năng này, đặc biệt các vị nào có học qua các lớp Cảm xạ của Thày Dư Quang Châu đều có những bước tiến khá nhanh.Học qua một vài khóa Cảm xạ sẽ giúp anh chị em trong Đạo tràng dễ dàng vượt qua môn học giao tiếp này.
c/ Đàn lễ Mông sơn thí thực : Mục đích là cúng và cấp đồ ăn cho các vong linh y thảo phụ mộc và vong linh những người từng sống, chết trong khu vực này. Đồ lễ gồm có : Cháo trắng, gạo , muối, ngô, khoai luộc, bỏng ngô, bộ Tam sên , trầu cau, rượu, thuốc lá...và một chút tiền giấy cúng cô hồn. Đồ lễ không cần nhiều vì khi cúng Phong thủy sư phải có động tác đọc chú biến thực, biến thủy dùng để biến một đồ lễ ra hàng hà sa số đồ lễ mới đủ cho các thế giới vô hình ở đó. 
6/ HÓA GIẢI CHƯỚNG NGẠI TRÊN CUỘC ĐẤT .
Việc hóa giải các chướng ngại trên cuộc đất có rất nhiều trường hợp cụ thể không thể liệt kê ra hết được. Tạm thời có thể nêu ra một số việc cần lưu ý, đó là : 
* Cuộc đất đó đã bị các Thày đời trước trấn yểm nhằm nhiều mục đích như giữ cuộc đất đó cho riêng mồ mả của dòng họ mình. 
* Cuộc đất mà từ trước đã có các thày Phong thủy, do chưa tụ đủ Phúc hoặc chưa tìm được người đủ phúc mà trao tặng nên dùng thuật Xích Long thu giữ để không ai có thể đặt mộ vào khu vực đó được. 
* Cuộc đất bị người Tàu trấm yểm tàn phá Long mạch .
* Cuộc đất từ ngày xưa đã có mộ người Tàu đặt ngầm ở dưới hoặc là khu vực chôn dấu của có Thần giữ của coi giữ.
* Cuộc đất nằm trên những phay đất di chuyển hoặc có những dòng sông nước ngầm chảy ở bên dưới. Có nhiều khu đất rất đẹp về hình thế, nhưng do ở sâu phía dưới ( thường từ 50-90 m ) có những dòng sông ngầm ( nóng hay lạnh ) chảy bên dưới rất xiết và tạo ra một vùng trường Khí đầy ác xạ cũng rất khó hóa giải. Thông thường những Phong thủy sư khi đi tầm Long cắm Huyệt chỉ để ý đến những dòng nước ở phía trên mặt đất, hầu như từ xưa đến nay chưa có một tài liệu nào nói đến những dòng nước ngầm, những hang động ngầm dưới đất. Trong quá trình điền dã, tìm hiểu, dienbatn thấy những vấn đề đó hết sức quan trọng và thực tế phải dựa vào những số liệu, những mũi khoan thăm dò Địa chất Thủy văn mới có thể nhìn nhận được thấu đáo cuộc đất mình đang xem xét.
Để có thể hóa giải những vấn đề trên, các Phong thủy sư phải am hiểu thật nhiều môn học như : Kinh dịch, Thái Ất dương minh , Độn giáp , Địa lý về âm trạch, Bát diệu thủy pháp và tam hợp ngũ hành, Tý Ngọ lưu trú và Linh quy bát pháp, Cảm xạ địa khí, phải nghiên cứu và thực hành thuần thục các loại bùa chú của Tiên gia, của Mật tông.....
Đó là một kiến thức thật sự đồ sộ đòi hỏi nhiều thời gian, sự đam mê giành cả cuộc đời.
7/TRẤN TRẠCH KHU HUYỆT MỘ.
Sau khi đã tìm cách hóa giải được những trở ngại trên khu Huyệt mộ ,  việc cần làm ngay là phải tạo được một hàng rào tâm linh trên khu huyệt mộ để các tương tác xấu khác không xâm phạm vào được. Việc này giống như chúng ta đã giải tỏa được mặt bằng, ngay lập tức chúng ta phải xây dựng hàng rào để tránh bị tái chiếm hoặc để ngăn chặn xì ke, ma túy, dân vô gia cư xông vào lấn chiếm.
Từ xưa, kinh nghiệm về trấn trạch cả âm phần và dương phần, các Pháp sư, Phong thủy sư có rất nhiều kinh nghiệm và có rất nhiều sách cổ nói về vấn đề này. 
8/ THU KHÍ VỀ HUYỆT MỘ.
Các Phong thủy sư sau khi đã thực hiện đầy đủ những bước ở trên thường có một động tác là thu khí của cả khu vực về khu vực Huyệt mộ mình đang làm. Hầu như không có sách nào nói về vấn đề này, dienbatn trong quá trình đi ta bà điền dã được một Ân Sư chỉ dạy, không dám dấu làm của riêng, xin chép ra để giữ gìn cho đời sau.
Để làm được điều này, Phong thủy sư phải nhận biết được ngũ hành, sắc thái và đường đi của dòng Sinh khí trong khu vực đặt Huyệt mộ. Khi đã biết được ngũ hành, sắc thái và đường đi của dòng Sinh khí trong khu vực đặt Huyệt mộ , chúng ta có thể bắt đầu việc thu khí.
Giữa trung tâm của Địa Huyệt, chúng ta trồng một tháp Thạch anh tím có tác dụng như một cây antena thu sóng.Để có thể tích tụ năng lượng về mộ , sau khi ta đã có antena thu sóng, chúng ta cần có một vật tích tụ năng lượng giống như một cái ác quy. Đó chính là một quả cầu bằng caxidon tùy theo ngũ hành của khí mà chọn màu phù hợp. 
Khi đặt những vật này , tốt nhất là phải khởi động năng lượng tự tại của viên đá và vẽ các Linh phù, chủng tử của Phật cùng trì chú bằng mật tông lên đá sẽ khiến cho viên đá phát huy được tối đa việc tích tụ năng lượng.
9 / XÁC ĐỊNH ĐỘ SÂU CỦA HUYỆT MỘ MỚI KHI CẢI TÁNG.
PHÂN KIM ĐIỂM HƯỚNG - TÍNH TOÁN ĐỘ SÂU VÀ THỜI GIAN ĐẶT MỘ.
Hướng của nghĩa trang dòng họ không phải tính theo tuổi của một người nào dù cho đó có là mộ Tổ đi chăng nữa. Hướng chính của nghĩa trang phải xác định theo Loan đầu, tức là theo bố cục của cuộc đất. Tất cả các mộ trong nghĩa trang đều phải lấy theo một hướng nhất định theo Loan đầu.
Khi tính toán thiết kế -  Cần phải  tính toán phong thủy những yếu tố sau :
* Hướng của Thiên môn ( Đường nước đến ) - Địa hộ ( Đường nước chảy đi ) - Lấy Huyệt mộ làm chuẩn .
 * Quan sát tổng quát về Long - Huyệt - Sa - Thủy của cuộc đất .
*  Xác định chính xác khu vực kết huyệt là nới tận cùng của lai Long, nơi Sinh khí hội tụ , nơi mà Âm - Dương giao hòa, Khí mạch tụ lại kết thành Huyệt.
* Xác định được chính xác kiểu Huyệt : a/ Thạch Huyệt : Là Huyệt mộ ở trong đá, chọn chỗ đá mềm và ấm, dễ đào khoét hoặc chỗ đá có màu tím hay trắng thì được coi là cát Huyệt. nếu đất đá cứng, khô, lạnh lẽo thì là hung Huyệt. Thạch Huyệt mềm, khoét sâu 20-30 cm ( nhiều nhất là 40 cm ), sau đó để tiểu vào và lấy đất liền thổ ( đất tốt, sạch ) lấp lại, cuối cùng là đắp thành nấm. Nếu khoét sâu quá là bị thoát khí.
 b/ Thổ Huyệt : Là Huyệt mộ trong đất, chọn chỗ đất có chất mịn, hạt nhỏ, chắc chắn ( Nếu quá ẩm , thấp tơi tả là hung ). Hoặc chọn chỗ đất có mầu hồng, màu vàng, có ánh kim là tốt. Lưu ý là Huyệt phải đào sâu đến mạch Khí mới tốt.Thổ Huyệt có 3 loại đất :  Phù Thổ, Thực Thổ, Huyệt Thổ .  
* Phù Thổ là lớp đất mặt trên cùng của Huyệt mộ.
* Thực Thổ là phần đất ở sau lớp Phù Thổ ta hay gọi là đất liền thổ.
* Huyệt Thổ là lớp đất dưới lớp Thực Thổ . Đây chính là vùng đất tích tụ Sinh Khí của Long mạch, quý báu như ngọc trong đá. Khi đào Huyệt nhất thiết phải đào đến lớp Huyệt Thổ . Tuy nhiên tuyệt đối không được đào xuyên qua lớp đất Huyệt Thổ, vì Huyệt Thổ tàng trữ Sinh khí, nếu chưa đào đến lớp đất này thì chưa lấy được Khí mạch rót vào Huyệt, còn nếu đào xuyên qua sẽ làm tổn thương Long mạch, thậm chí cắt đứt Long mạch . Trường hợp đào xuyên qua Thổ Huyệt không còn là táng nữa mà chính là hiện tượng trấn yểm, cắt đứt Long mạch . Do vậy khi lấy chiều sâu của Huyệt phải hết sức thận trọng , đòi hỏi phải có sự tinh thông về Thổ Huyệt. Để phân biệt được Thổ Huyệt phải căn cứ vào loại Long mạch, màu sắc cũng như đường vân của thớ đất. Đường vân của Thổ Huyệt thường có nhiều dạng như hình Thái cực, như vân của vỏ ốc, hoặc như lỗ vuông của đồng tiền cổ hoặc có những sợi ánh vàng , đỏ xen nhau thì chính là Huyệt Thổ. Khi đào đến Huyệt Thổ hoặc nghi ngờ đó là Huyệt Thổ ta phải bốc một ít đất và dùng tay vê thử , nếu đất thành viên tròn thì đó chính là chân Thổ, có thể cho đào sâu xuống nữa. Lưu ý cố gắng đào với diện tích hết sức nhỏ, chỉ vừa đủ đặt quách và tiểu là tốt nhất - Đào lớn quá sẽ gây đứt Long mạch. Nếu đào tới độ sâu mà không thể vê đất thành viên được tức là lúc đó phần đất Huyệt Thổ đã hết . Như vậy chúng ta thấy rằng, khi táng , quách phải nằm trọn trong lớp đất Huyệt thổ và lỗ đào không quá lớn để không làm tổn thương Long mạch. 
Do vậy , người ta không có công thức chung cho độ sâu của Huyệt mộ, chỉ có thể ngồi tại chỗ và quan sát các tầng đất để có thể đặt quách và tiểu nằm lọt vào trong lớp đất Huyệt Thổ. 
Thông thường làm mộ đúng trong thời gian từ Trung Thu đến ngày Đông Chí thì lớp đất Huyệt Thổ chỉ còn sâm sấp một lớp nước mỏng .
10/ XÂY DỰNG HÀNG RÀO VÀ THIẾT KẾ TỔNG QUÁT TOÀN BỘ CHO CÁC ĐỜI DỰ KIẾN.
Khi chúng ta đã có một cuộc đất dùng để đặt nghĩa trang cho dòng họ rồi, việc tất yếu chúng ta phải có quy hoạch cho phần mộ các đời và dựng hàng rào xung quanh cuộc đất để không bị người khác lấn chiếm. Hàng rào thường được xây dựng với độ cao từ 1,2 - 1,5 m. Không nên xây thấp quá sẽ bị trâu bò tràn vào, cũng không nên xây quá cao sẽ ảnh hưởng tới Khí mạch vận chuyển. Không nên xây hàng rào kín mít mà chúng ta nên đặt những hoa gió hoặc con tiện trên chiều dài của hàng rào cho thông thoáng khí. Khi phân gianh giới các đời cần theo thứ tự các đời từ trước đến sau theo chiều dài của khu Huyệt mộ. Thường khi quy hoạch nghĩa trang có khoảng 3-4 đời trước và 4-5 đời sau. Mỗi đời làm thành một hàng và giữa các đời nên giật cấp để bao giờ đời trước cũng ở cao hơn đời sau khoảng 5-10 cm tùy địa hình. Khi đặt mộ, theo nguyên tắc Nam tả - Nữ hữu. Nếu là hai vợ chồng thì đặt chồng bên trái, vợ bên phải nếu nhìn ra cổng.
Phía đầu khu mộ người ta xây một cái nhà nhỏ có mái để thờ cúng . Nhà này nằm chính giữa đầu khu đất và có mái che . Tùy điều kiện kinh tế gia đình mà trang trí khu thờ cúng, nhưng nhất thiết phải có một bàn thờ xây áp lưng vào tường sau và phải có bài vị của dòng họ cùng bát hương chung cho cả dòng họ đặt chính giữa bàn thờ. Ngoài ra hai bên ban thờ thường có đôi câu đối ca tụng công đức của những người quá vãng. Hai bên thành của nhà thờ cúng nên xây thành hai tay ngai ( Thanh Long - Bạch hổ ), thường người ta lượn khúc này thành hình Tam sơn hay Ngũ nhạc. Ở phía đối diện với nhà thờ cúng ( phía cuối nghĩa trang ) người ta xây cổng vào.Cổng hàng rào thường làm bằng sắt khóa lại cho người ngoài , trẻ trâu hoặc trâu bò vào phá. Chốt cổng hay làm phía sát đất để khi mở cổng, người ta phải cúi xuống, tỏ ý thành kính các bậc tiền nhân. Hai trụ cổng thường gắn đôi sư tử hoặc Nghê đá để trấn giữ. Lưu ý, sư tử hay nghê đá phải là một cặp đực , cái. Con được thường dẫn trên quả cầu, đặt bên Thanh Long ( phía tay trái nếu  từ trong nhìn ra ) , con cái thường dẫm lên một con con đặt bên Bạch hổ ( phía tay phải nếu từ trong nhìn ra ). Xung quanh khu nghĩa trang người ta thường trồng trầu cau, cây hoa Đại ( Xứ ), trúc cảnh...Không nên trồng những cây có rễ đâm sâu và cây cổ thụ phòng trường hợp rễ cây đâm xuyên xuống quan tài hay tiểu.
11/ PHÂN KIM ĐIỂM HƯỚNG - TÍNH TOÁN ĐỘ SÂU VÀ THỜI GIAN ĐẶT MỘ.
Khi tính toán thiết kế -  Cần phải  tính toán phong thủy những yếu tố sau :
* Hướng của Thiên môn ( Đường nước đến ) - Địa hộ ( Đường nước chảy đi ) - Lấy Huyệt mộ làm chuẩn .
 * Quan sát tổng quát về Long - Huyệt - Sa - Thủy của cuộc đất .
*  Xác định chính xác khu vực kết huyệt là nới tận cùng của lai Long, nơi Sinh khí hội tụ , nơi mà Âm - Dương giao hòa, Khí mạch tụ lại kết thành Huyệt.
* Xác định được chính xác kiểu Huyệt : a/ Thạch Huyệt : Là Huyệt mộ ở trong đá, chọn chỗ đá mềm và ấm, dễ đào khoét hoặc chỗ đá có màu tím hay trắng thì được coi là cát Huyệt. nếu đất đá cứng, khô, lạnh lẽo thì là hung Huyệt. Thạch Huyệt mềm, khoét sâu 20-30 cm ( nhiều nhất là 40 cm ), sau đó để tiểu vào và lấy đất liền thổ ( đất tốt, sạch ) lấp lại, cuối cùng là đắp thành nấm. Nếu khoét sâu quá là bị thoát khí.
 b/ Thổ Huyệt : Là Huyệt mộ trong đất, chọn chỗ đất có chất mịn, hạt nhỏ, chắc chắn ( Nếu quá ẩm , thấp tơi tả là hung ). Hoặc chọn chỗ đất có mầu hồng, màu vàng, có ánh kim là tốt. Lưu ý là Huyệt phải đào sâu đến mạch Khí mới tốt.Thổ Huyệt có 3 loại đất :  Phù Thổ, Thực Thổ, Huyệt Thổ .  
* Phù Thổ là lớp đất mặt trên cùng của Huyệt mộ.
* Thực Thổ là phần đất ở sau lớp Phù Thổ ta hay gọi là đất liền thổ.
* Huyệt Thổ là lớp đất dưới lớp Thực Thổ . Đây chính là vùng đất tích tụ Sinh Khí của Long mạch, quý báu như ngọc trong đá. Khi đào Huyệt nhất thiết phải đào đến lớp Huyệt Thổ . Tuy nhiên tuyệt đối không được đào xuyên qua lớp đất Huyệt Thổ, vì Huyệt Thổ tàng trữ Sinh khí, nếu chưa đào đến lớp đất này thì chưa lấy được Khí mạch rót vào Huyệt, còn nếu đào xuyên qua sẽ làm tổn thương Long mạch, thậm chí cắt đứt Long mạch . Trường hợp đào xuyên qua Thổ Huyệt không còn là táng nữa mà chính là hiện tượng trấn yểm, cắt đứt Long mạch . Do vậy khi lấy chiều sâu của Huyệt phải hết sức thận trọng , đòi hỏi phải có sự tinh thông về Thổ Huyệt. Để phân biệt được Thổ Huyệt phải căn cứ vào loại Long mạch, màu sắc cũng như đường vân của thớ đất. Đường vân của Thổ Huyệt thường có nhiều dạng như hình Thái cực, như vân của vỏ ốc, hoặc như lỗ vuông của đồng tiền cổ hoặc có những sợi ánh vàng , đỏ xen nhau thì chính là Huyệt Thổ. Khi đào đến Huyệt Thổ hoặc nghi ngờ đó là Huyệt Thổ ta phải bốc một ít đất và dùng tay vê thử , nếu đất thành viên tròn thì đó chính là chân Thổ, có thể cho đào sâu xuống nữa. Lưu ý cố gắng đào với diện tích hết sức nhỏ, chỉ vừa đủ đặt quách và tiểu là tốt nhất - Đào lớn quá sẽ gây đứt Long mạch. Nếu đào tới độ sâu mà không thể vê đất thành viên được tức là lúc đó phần đất Huyệt Thổ đã hết . Như vậy chúng ta thấy rằng, khi táng , quách phải nằm trọn trong lớp đất Huyệt thổ và lỗ đào không quá lớn để không làm tổn thương Long mạch. 
* Tính toán thời gian đặt mộ : Có thể tính theo Tý- Ngọ lưu trú, Linh Quy bát pháp hoặc có một cách tính đơn giản hơn là phương pháp tính theo Mộ Long biến vận.
Mộ Long biến vận là phép để tìm năm tháng ngày giờ cát để hạ táng. Phương pháp này tính theo cách : Lấy 24 sơn theo Hồng phạm ngũ hành làm chính, xem mộ tại thời nào rồi dùng Ngũ thư độn của bản niên ( tức là năm cần tránh ) đến thời mộ của bản sơn nạp âm thì mộ chính là biến vận. Lấy nạp âm Thái tuế so với nạp âm Mộ nếu :
_ Ngang hòa, tương sinh là cát.
_ Nạp âm mộ vận khắc nạp âm Thái tuế là đặc biệt tốt.
_  Nạp âm Thái tuế khắc nạp âm mộ vận là hung, không dùng được.
Tính năm tháng ngày giờ cũng theo đó mà suy.
Khi phân kim điểm hướng cho Huyệt mộ .
12/ TÌM QUẺ CỦA HUYỆT VỊ.
Trong táng pháp, chúng ta phải xác lập được quẻ của Huyệt vị theo Tam quái pháp ( Huyền vi bí kíp ). Huyệt phát được dài nhất theo lý thuyết là 540 năm.
 * Thời điểm kết phát :
Lấy năm táng ( Can chi năm hạ táng ) , tính đến Can chi của hào động xem cách nhau bao nhiêu vị , mỗi vị là một năm thì cuối của số vị đó là thời điểm của Huyệt kết phát.
* Thời hạn kết phát :
Muốn xác định thời hạn kết phát của Huyệt nhanh hay chậm , ta phải căn cứ vào đốt của Long nhập thủ .
13/ ĐÀO HUYỆT CẢI TÁNG.

Huyệt để cải táng người ta thường đào và xây trước khoảng 3-5 ngày . 
- Khi xây dựng Huyệt mộ, người ta chỉ xây ở xung quanh bằng gạch chỉ và phần dưới cùng, đất phải để nguyên đất Huyệt Thổ, không được trát vữa hay đổ bê tông vào lòng Huyệt. Làm như vậy sẽ ngăn cản Địa Khí không nhập vào Huyệt mộ được. Dưới đáy Huyệt, người ta phải đánh độ dốc khoảng 3 độ từ Đầu tới Chân ( Đầu cao hơn chân ).
- Khi gặp trường hợp đất đào Huyệt mộ chẳng may gặp phải đất là Huyệt hung táng đã cải đi rồi, tốt nhất là tránh ra chỗ khác. Trường hợp bất khả kháng , người ta phải đào hết đất cũ đi đến phần đất liền thổ và đắt Quách và tiểu chìm hẳn vào lớp đất liền thổ đó. Sau khi lấp Huyệt , người ta phải dùng đất sạch ( tốt nhất là đất phù sa sông ) để lấp. Kinh nghiệm của dienbatn là trong quá trình lấp đất vào Huyệt mộ, lớp đầu tiên người ta dùng cát để cố định Quách không cho dịch chuyển sau khi đã Phân Kim - Điểm hướng. Lấp khoảng 1/3 chiều cao của Quách người ta mới cho đất mịn xuống tiếp cho đến khi ngang mặt trên của Quách. Tiếp sau đó mới cho đất cục lớn và lấp dần tới cách mặt đất khoảng 40 cm. Lúc này , phải cho một lớp cát có chiều dày khoảng 10 - 15 cm phủ lên trên. Mục đích của lớp cát này là để chống mối không cho ăn vào Quách. Khi những con mối đào hang tới lớp cát sẽ bị cát sụt xuống làm sập lỗ đào , khiến con mối đó bị giữ lại và chết trong lớp cát đó. Lưu ý là sau khi hạ quách xuống, phải cho tấm bia cũ ở mả hung táng xuống phía chân Quách.
14. HÌNH DẠNG MỘ CẢI TÁNG .
Thông thường, nếu đặt mộ dài hình chữ nhật, theo Huyền không phi tinh thì nếu huyệt mộ có được vận cũng chỉ được nhiều nhất là hai vận liền nhau ( 40 năm ) mà thôi. Thường hai vận tốt liền nhau là Đáo Sơn Đáo hướng và Toàn cục hợp Thập. Ðiều cần chú ý là đáo sơn đáo hướng theo Châu-bảo tuyến chỉ tốt trong thời gian  nằm trong vận của nhà mà thôi vì khi đến vận kế tiếp thì sao đương vận (vượng khí) của vận trước đã trở thành sao thoái khí tức là xấu, năng lực suy giảm nên các cung tọa và hướng của cuộc đất trở thành xấu. Ðến vận sau nữa thì các cung này lại còn xấu hơn nữa... Do đó đáo sơn đáo hướng chỉ tốt trong vận của cuộc đất mà thôi tức là chỉ tốt nhiều nhất là 20 năm. Do vậy, để có thể ngăn chặn những vận xấu của Huyệt mộ, chúng ta cần phải thực hiện theo một cách khác mà dienbatn đã thực hiện thành công trong những năm qua .
Mộ sau khi cải táng có nhiều kiểu , nhưng nhìn chung cha ông chúng ta có câu truyền lại rằng " : Chết mộ dài - Cải táng một tròn " ( Tức là khi hung táng thì đắp mộ dài theo thân - Khi Cải táng thì đắp mộ hình tròn ) . Nghiên cứu kỹ lưỡng vấn đề này và soi rọi bằng những kiến thức Địa lý mà cha ông chúng ta truyền lại , dienbatn thấy cha ông chúng ta thật là chí lý. 
Sau khi cải táng, người ta tùy theo điều kiện kinh tế gia đình mà thực hiện phần mộ phía trên . Từ Bắc vào Nam nước ta , có nhiều kiểu mộ : Hình chư nhật, hình tròn, hình trứng ngỗng , hình mai rùa, hình lá sen, hình gáy ngựa ( cổ ngựa ) - Còn gọi là Mã Lạp , Mộ nấp liếp, mộ Trúc cách, Long đình ( giống như một chiếc kiệu ) - Thường dùng cho các bậc quyền quý, Lăng, Tẩm ( thường dùng cho những bậc Đế Vương ).
Theo Huyền Không phi tinh : Thông thường, nếu đặt mộ dài hình chữ nhật, thì nếu huyệt mộ có được vận cũng chỉ được nhiều nhất là hai vận liền nhau ( 40 năm ) mà thôi. Thường hai vận tốt liền nhau là Đáo Sơn Đáo hướng và Toàn cục hợp Thập. Sang đến vận thứ 3 thì hướng mộ này thường gặp phải Thượng Sơn - Hạ Thủy làm cho mất người, mất của.
Tam-Nguyên Cửu Vận là chu kỳ 180 năm chia làm 3 Nguyên và 9 Vận. Ba Nguyên là Thượng, Trung và Hạ-Nguyên mà mổi Nguyên có 60 năm. Mổi vận là 20 năm. 
Theo GS TS Nguyễn Tiến Đích ." "Khí gồm có Âm khí và Dương khí, Sinh khí và Tà khí. Đó là hai mặt đối lập cùng tồn tại khách quan của Khí. Ta không nhìn thấy Khí âm hay Khí dương, không nhìn thấy Sinh khí hay Tà khí, nhưng cảm nhận được nó. Vào một nhà mà thấy nóng quá thì đó là nhiều Dương khí quá, hoặc thấy khó thở thì có nghĩa là nhiều Tà khí quá. Con người ta cần một môi trường sống cân bằng Âm Dương khí, nhiều Sinh khí ít Tà khí.
 Quan sát một ngôi mộ như ở Hình 2 ta thấy, khi một dòng Khí tác động vào nấm mồ, nó lập tức được phân ra: Tà khí (TK) nặng trọc lao xuống dưới (trực vô tình), còn Sinh khí (SK) thanh nhẹ thì lượn theo dường cong hình khối của nấm mồ để thẩm thấu xưống dưới mộ (khúc hữu tình). Như vậy ngôi mộ này luôn được Sinh khí nuôi, lại cân bằng Âm Dương khí, dưới mộ luôn được mát, làm cho hài cốt tươi lâu.
   Ngược lại, ở ngôi mộ Hình 3 ta thấy: ngôi mộ này được xây tường xung quanh và lát kín trên mặt đã làm cho Sinh khí không thẩm thấu được xuống mộ được, mà bay đi mất. Thành ra ngôi mộ này luôn bị mất Sinh khí, lại bị nắng mặt trời nung nóng xung quanh làm cho Dương khí luôn quá lớn, mất cả cân bằng Âm Dương khí. Ngôi mộ này chắc chắn hài cốt sẽ mau hoai. Từ đây cho thấy rằng nấm mồ có cỏ xanh phía trên là rất cần thiết. Đó là phương tiện để nhận Sinh khí và thải bớt Tà khí và để cân bằng Âm Dương khí. Như vậỵ trên mộ cần phải có cỏ xanh là một tiên quyết !
 Quan sát hình 4 ta thấy: Khi một dòng Khí tác động vào thành mộ tròn thì phần Tà khí (TK) sẽ tách ra lao xuống dưới. Còn Sinh khí (SK) thì vừa chạy viền quanh đường cong thành mộ, vừa đổ vào mặt trên của mộ để thẩm thấu vào mộ theo mọi hướng. Như vậy mộ tròn có ưu điểm là nhận được nhiều Sinh khí hơn là mộ xây hình chữ nhật.
Quan sát một ngôi mộ xây hình chữ nhật như hình 5 ta thấy: Ngôi mộ này không có đường Sinh khí bao quanh như ở mộ xây tròn vì mặt tường là mặt phẳng. Mặt khác, bức tường cao để đặt bia đã làm thoát mất Sinh khí SK2, không rơi xuống mặt mộ, mà vượt qua mộ đi mất. Mộ này chỉ có thể thường xuyên nhận Sinh khí SK1 từ 3 hướng mà thôi.
Như vậy, mộ có thể xây hình tròn hay hình chữ nhật đều được, nhưng xây tròn thì vẫn hơn. Có một nguyên tắc cần nhớ là trên mộ phải có cỏ xanh. Đó là cửa giao lưu thông thoáng Âm Dương giúp cho mộ luôn nhận được Sinh khí và cân bằng Âm Dương khí.
   Ở một vài tỉnh miền Trung nước ta, nhân dân xây mộ không làm tường cao gắn bia, mà đặt bia ngay trên thành mộ (Hình 6). Ưu điểm của những mộ này là không cản đường Sinh khí vào mộ. Mộ có thể nhận Sinh khí từ mọi phía. Mộ này vừa đơn giản, đủ lịch sự, lại vừa phù hợp với quy luật vận hành Khí của vũ trụ. Ở những mộ này bia được gắn trên thành mộ theo nguyên tắc: người đứng lễ phía chân người chết phải nhìn thấy bia. Nghĩa là: nếu gắn trên thành mộ thì bia gắn ở phía chân người chết (ngoài thành mộ). Còn gắn trên cao thì gắn phía đầu người chết (trong thành mộ). "
Qua phần phân tích về đường khi vào mộ như trên , ta thấy rằng hình dáng mộ hình tròn và trên mặt bằng phẳng là hình dáng không cản đường Sinh khí vào mộ. Mộ có thể nhận Sinh khí từ mọi phía. Mộ này vừa đơn giản, đủ lịch sự, lại vừa phù hợp với quy luật vận hành Khí của vũ trụ. 
Qua quá trình học tập và thực hành việc đặt mộ trong những năm qua , kết hợp với những gì Ân Sư đã chỉ dạy, dienbatn kết hợp giữa mẫu mộ hình tròn và trận đồ Bát quái thành một loại mộ phần có hình dạng Bát Quái rất đắc dụng và thành công.
SỬ DỤNG TẬN ĐỒ BÁT QUÁI VÀO TRẤN YỂM VÀ ĐẶT MỘ PHẦN .
Người ta có thể dùng TRẬN ĐỒ BÁT QUÁI vào việc TRẤN YỂM một khu đất hay địa huyệt nào đó với hai mục đích ngược nhau : Làm cho khu vực đó tốt lên hay là triệt phá Long mạch của vùng đất hay Địa Huyệt đó . Đó là hai chiều tương sinh và tương khắc của Ngũ hành - Âm , Dương .
Việc xây dựng một TRẬN ĐỒ BÁT QUÁI vì mục đích gì đi chăng nữa , người Chủ trận phải hiểu tường tận cách bố trí Trận pháp . Ngoài việc xác định rõ vị trí của Huyệt kết ở đâu , hướng của Long Nhập thủ như thế nào trong 72 Long Thấu Địa , Thiên Môn - Địa hộ ở đâu , Tính chất Âm - Dương ,Ngũ hành của Khí Huyệt như thế nào , người bố trí Trận đồ phải rất giỏi về Ngũ Tử Khí Long ( Phận biệt các loại Khí Hỏa Khanh , Không hư , Bảo Châu ) , phải thành thạo các thuật Toán an Ngũ Thân , Lộc , Mã , Quý , Tứ cát , Tam Kỳ , Bát Môn , an các Thiên Can , Địa Chi lên Bát Quái Đồ Hỗn Thiên . Những thuật này liên quan mật thiết đến Thuật tính Thái Ất , Độn Giáp .
Đã có nhiều lần người viết đề cập đến Trận đồ Bát quái này. Tên đầy đủ là BÁT QUÁI THIÊN ĐỒ TRẬN. Tục truyền rằng trận đồ này do hậu duệ của Khổng Minh Gia Cát Lượng lưu truyền lại từ xưa qua bao thăng trầm của dòng họ. Trận pháp này chỉ truyền lại cho đời sau, mỗi đời một người nắm giữ. Sau này vì một lý do nào đó lọt ra đến ngoài, nhưng số người nắm giữ được bí mật này cũng rất ít. Sư phụ của người viết là một trong số những người được truyền lại và tiếp tục truyền lại cho người viết trận đồ Bát quái này. Vì không được phép phổ biến nên người viết chỉ có thể nói sơ qua một chút để các bạn hình dung. Đây là một trận pháp áp dụng theo Bát môn có các cửa : Hưu - Sinh - Thương - Đỗ - Cảnh - Tử - Kinh - Khai. Trận đồ này áp dụng theo thuật số của Hà đồ - Lạc thư với hai vòng quay thuận - nghịch theo Thời gian. Trận đồ này bao gồm tổng hợp những thủ thuật dùng trong Phong thủy, Dịch lý, Thái ất.... với rất nhiều loại Linh phù, Chú của Tiên gia...Thường khi thực hiện, Pháp sư dùng 9 hũ bằng gốm, đặt theo 9 phương vị của Trời đất. Trong 9 hũ đó chứa đựng 5 thứ kim loại : Vàng - Bạc - Đồng - Chì - Sắt và rất nhiều loại Linh phù Trấn trạch ( Âm hoặc Dương trạch ). Trận đồ này chỉ được phép thực hiện trong một số ngày nhất định mà thôi. Người ta có thể dùng đèn cầy , nhang , đá hay bản thân người để thực hiện Trận đồ này tùy theo mục đích công việc. Công dụng của Trận đồ này qua hàng ngàn năm đã chứng tỏ uy lực mạnh mẽ của nó : Dùng trấn Âm , Dương trạch ( kể cả Chùa chiền, nhà cửa, Kinh thành, hoá giải được những Trấn yểm...). Người viết chưa đủ Năng lượng để thực hiện những Trận đồ với quy mô lớn, nhưng có dùng để Trấn trạch và hoá giải những cuộc đất xấu, những ngôi mộ bị Trùng tang liên táng hoặc phát sinh những việc xấu sau khi tang... đều thấy hiệu quả rõ rệt. Trận đồ Bát môn này quay đủ 360 độ theo thời gian theo hai vòng thuận nghịch nên có thể hóa giải được Cửu tinh của Huyền không .
Trong ứng dụng vào việc đặt mộ phần khi cải táng, dienbatn sử dụng vòng tương sinh và dùng các loại đá quý sắp đặt theo Bát trận để thu khí về Huyệt mộ. 
Xin theo dõi tiếp bài 2. Thân ái . dienbatn.  

Đăng nhận xét

Vui lòng không Spam

 
Top
cho tat ca link nofollow