Can chi 60 Giáp tý

Thiên can địa chi có ý nghĩa thực tế gì không? Vì sao dung can chi để hiển thị thời gian và phương vị? Có không ít người hỏi như vậy. “Thiên can địa chi” gọi tắt là “can chi”. Người sau giải thích rằng “ Can như can (thận) của cây, cường (mạnh) là dương, chi như chi (cành) của cây, nhược (yếu) là âm. Nghĩa gốc của can chi là mưu tả quá trình sinh trưởng của cây cối hoặc thực vật theo mùa tiết.

Ý nghĩa nguyên thủy của mười thiên can như sau:
Giáp là “Khai Giáp” vạn vật phá vỏ cứng mà đi ra (lên).
Ất là “Yết” van vật mới mọc, yếu ớt, cong gập.
Bính là “Bỉnh” ánh sáng đầy đủ muôn vật tỏ rõ.
Đinh là “Tráng” vạn vật trưởng thành khỏe mạnh, đã thành “Tráng đinh” (Người nam khỏe mạnh).
Mậu là “Mậu” vạn vật sinh trưởng sum suê.
Kỷ là “Khởi” vạn vật từ cong gập mà vươn thẳng dậy.
Canh là “Cánh” vạn vật đổi mới, mùa thu thu hoạch chờ mùa xuân sau.
Tân là “Tân” vạn vật thay đổi, hoa quả mới thành.
Nhâm là “Nhâm” dương khí tiềm thục trong đất, muôn vật mang thai.
Quý là “Quý” vạn vật bế tàng, mang thai dưới đất, từng mức nẩy mầm.

Ý nghĩa nguyên thủy của 12 chi như sau:
là “Nghiệt” hạt giống của vạn vật, sự khởi đầu của sự nẩy mầm.
Sửu là “Nữu” thảo mộc nẩy mầm trong đất, đang cong queo chuẩn bị đội đất nhô lên.
Dần là “Diễn” vạn vật bắt đầu phát triển.
Mão là “Mậu” nuôi vật phát triển sum suê.
Thìn là “Chấn” dương khí sinh trưởng, sự vật tiếp tục phát triển nhanh chóng.
Tỵ là “Kỷ” muôn vật phát triển thịnh vượng, âm khí đã kết, dương khí thịnh.
Ngọ là “Ngỗ” âm dương giao hòa, đơm hoa kết trái.
Mùi là “Vị” quả đã chín, có mùi có vị.
Thân là “Thân” hình thể vạn vật đã đầy đủ.
Dậu là “Dậu” muôn vật đến lúc này thì co lại.
Tuất là “Diệt” vạn vật sinh khí diệt tân, quay về với đất.
Hợi là “Hạch” vạn vật đã thành hạt giống lưu cất.

Vì vậy trong 24 phương vị, 12 địa chi là chọn dùng đầu tiên, bởi vì nó đại diện một năm 12 tháng và một ngày 12 giờ thần, theo tuần tự biến đổi của bốn mùa sắp xếp thành một vòng tròn, Tý ở phương Bắc, Ngọ ở phương Nam, cùng kết hợp với phương vị và âm dương ngũ hành. Đồng thời phối với động vật, gọi là 12 cầm tinh. Để ăn khớp với 24 tiết khí chỉ đạo nông nghiệp và phân hướng địa lý dễ dàng, phân phối 8 thiên can theo tuần tự mùa vụ, 4 phương 4 mùa, có 2 thiên can, hai thiên can Mậu Kỷ còn lại đặt ở trung ương mô thức, đây là nguyên nhân vì sao thiên can không cách nào phân phối đồng đều ở 4 hướng.

Vì nhu câù chiêm bốc, lại gia thêm tứ duy quái của hậu thiên bát quái, từ đó mà hình thành mô thức thời không của 24 sơn nhìn thấy ngày nay. Vì vậy chế định của 24 sơn là kết quả của mô thức thời không đã được suy nghĩ chín chắn.

Đăng nhận xét

Vui lòng không Spam

 
Top
cho tat ca link nofollow