Thế nước và nguyên tắc bố trí nhà ở
Nói chung, trong một dãy núi, nơi nước chảy đến gọi là Thiên Môn, nếu nước chảy đến mà không nhìn thấy nguồn gọi là “Thiên Môn” mở, Thiên Môn mở thì nguồn tiền tài sẽ dồi dào. Nơi nước chảy đi gọi là Địa Hộ, không thấy nước chảy đi gọi là “Địa Hộ” đóng, Địa Hộ đóng lại thì tiền của không bao giờ cạn kiệt. Đây chính là điều mà người xưa đã từng nói: “Nguồn nước chảy đến phải quanh co bao bọc hữu tình, không được chảy thẳng và đóng lại, nơi nước chảy ra nên đóng kín, sợ nhất là nước chảy thẳng một mạch mà không gom lại”.
Lựa chọn xong thế nước tốt như vậy, bước tiếp theo là phải tìm đất bố trí nhà ở, thông thường nên xây dựng nhà ở “Sầm vị”. Sầm vị chính là mặt có nước bao quanh, thông thường không thể xây nền nhà ở ven sông. Điều này rất phù hợp với nguyên lý lực học của sông nước. Ở nơi khúc khuỷu của dòng sông, do lực quán tính của nước, trải qua thời gian càng dài thì càng được bồi thêm đất, nếu ở bên ngược lại thì lâu dần đất nền nhà có thể sẽ bị nước sông làm xói mòn.
1/. Nơi có nhiều dòng nước hội tụ thì khí ngưng tụ
Các con sông lớn bắt nguồn từ trong hàng vạn khe núi, chảy quanh co ngoằn ngoèo về phía này, sau khi hợp lưu lại ở đây thì đổ vào một con sông lớn, một hồ nước lớn. Theo quyển sách Phong Thủy nổi tiếng Thủy Long Kinh thì nơi đây là một “ tụ thủy cách” hiếm có.
2/. Nơi có núi bao quanh chắn gió, khí không phát tán, có nước ngăn lại thì khí ngưng tụ
VD: Phía Tây Bắc của vùng đất quý về Phong Thủy có ngọn núi hình vành khuyên che chăn gió Tây Bắc, phù hợp với định luật Phong Thủy “sông núi bao bọc ắt có khí”, “sông núi bao bọc ắt đại phát”. Phía Bắc có tầng tầng lớp lớp bao quanh như: Cửu Linh Sơn, Liên Vân Sơn, Mạc Phụ Sơn v.v., hình dáng và phương hướng đều tốt cả.
“Khí gặp nước thì ngưng tụ” Phía Bắc vùng đất quý về Phong Thủy là khu vực trung du của các con sông lớn, còn có những ngọn núi lớn và hồ nước nổi tiếng, chúng lưu khí ở khu vực này một cách hiệu quả, làm cho khí không phát tán được.
3/. Phía Nam là miệng khí, sinh khí ùn ùn không dứt
Ở phía Nam và phía Tây Nam khá xa của vùng đất quý về Phong Thủy có Viễn Sơn, Vu Sơn, v.v. trải dọc hình thành vùng núi sông và tạo ra miệng khí. Trên những con sông này, nếu hướng núi chuyển sang hướng chạy ngang thì sinh khí sẽ không đến được, khí trường cũng sẽ xấu đi.
“Hồ lớn, sông lớn thu nạp nhiều khí, dòng nước nhỏ lặng lờ trôi không thể chắn được gió, nếu chảy hổn loạn như dệt tơ, không phân nguyên vận cũng vẫn suôn sẻ thuận lợi”
Sự lựa chọn địa điểm xây dựng kinh đô cổ ngày xưa và thành phố lớn thời cận đại cũng đã chứng minh sự xét đoán của người xưa. Lật bản đồ thế giới ra xem thì sẽ biết, hễ những nơi khúc khuỷu, nơi đổ ra biển của những con sông lớn ắt sẽ có thành phố lớn, hơn nữa nơi đó thường là thủ đô hoặc trung tâm thương mại lớn. Song những người không hiểu học thuyết Phong Thủy chỉ nhìn thấy mặt tiện lợi về giao thông ở nơi đó như vậy là không toàn diện.
4/. Chọn lựa nhánh sông, nước chảy chậm rãi thì khí sẽ ngưng tụ
Mấu chốt của vấn đề này nằm ở chỗ: tốc độ di chuyển của ngoại khí có trùng khớp với tốc độ lưu thông khi huyết trong cơ thể người hay không. Điều này cũng giống như tốc độ vẽ bùa của ông trời phải phù hợp với tốc độ khí huyết lưu thông nhanh chậm của cậu ấm con trời.
Những con sông lớn, nhất định có tốc độ chảy nhanh. Đương nhiên, nơi có khúc ngoặc thì khí trường tốt, tức cái gọi là “chỗ lượn ắt hữu tình”. Nhưng vì tốc độ chảy tương đối nhanh nên khiến cho khí bị phân tán hay còn gọi là khi xung. Giống như những gì mà người xưa đã nói trong Thủy Long Kinh: “Những con sông lớn tuy có khúc ngoặc nhưng khí của chúng rất mênh mông”. Vì vậy người xưa cũng nói: “Bên cạnh những con sông lớn cần có thêm sông nhánh làm Nguyên Thần (nguồn nước nuôi dưỡng sinh mệnh) bao bọc thành phôi thai, nhờ thế thất khí nội sinh, đồng thời hợp chung với khí mạch của dòng sông lớn thu gom tất cả lại”, Nghĩa là, trên các sông nhánh của dòng sông lớn, có thể lựa chọn được khí trường tốt, nguyên nhân là bởi sông nhánh có lưu lượng nhỏ, tốc độ chảy chậm, khá gần với tốc độ lưu thông khí huyết của con người. Do vậy không nên lựa chọn địa diểm xây nhà ở bên cạnh những dòng sông chính.
Đương nhiên, những điều này chỉ áp dụng cho việc lựa chọn nhà ở của người dân. Nếu như xây dựng một thành trấn thì khu vực ở gần những con sông lớn vẫn là nơi đáng quý. Do sự che chắn của tường thành, tường nhà, v.v. và cách chọn lựa phương vị cửa thích hợp, cũng có thể thu nạp luồng khí mênh mông đó lại, làm cho tốc độ lưu chuyển của khí gần giống với tốc độ lưu thông của khí huyết trong cơ thể con người.
5/. Chỗ nước quanh co thì thu nạp khí
Nguyên tắc “nước bao quanh” rất quan trọng, nó chiếm phần lớn nội dung của Phong Thủy học. Đặc biệt là ở vùng đồng bằng không có núi, nhất định phải biết nguyên tắc này.
Trong Thủy Long Kinh có nói: “Long ở đồng bằng như chiếu trải ra, một khoảng mênh mông khó lần tìm, đồng bằng chỉ xem nước là Long, nơi có nước bao quanh chính là nơi Long dừng lại, cho nên khi tìm kiếm Long, phải tìm nơi có nước quanh co uốn lượn”.
Nghĩa là, được gọi là Long trong Phong Thủy học không thể nhìn thấy ở vùng đồng bằng, do đó phải lấy nước để làm chuẩn mực, nhưng khí trường tốt lại thường xuất hiện ở những nơi quanh co uốn khúc.
Như phần trên đã nói, khí gặp nước thì ngưng lại, điều này có vẻ khó lý giải. Song mọi người đều biết rằng, khứu giác của chó săn rất nhạy, nhưng nếu như kẻ chạy trốn vượt qua sông thì chó săn sẽ không đánh hơi được.
Đăng nhận xét
Vui lòng không Spam