THẦN LINH VÀ BÙA PHÉP THÁI LAN .


ĐÔI LỜI MỞ ĐẦU : " Gần 95% người Thái theo đạo Phật Nam Truyền (bao gồm các phái Thiền Lâm Thái Lan, Dhammayuttika Nikaya và Santi Asoke). Một nhóm nhỏ người Thái Lan (4.6%) theo đạo Hồi, 0.7% dân số theo đạo Thiên Chúa. Ngoài ra, còn có các tôn giáo khác. Phật giáo Nam Tông ở Thái Lan được sự hậu thuẫn và quan tâm lớn từ Chính phủ. Các nhà sư được hưởng nhiều lợi ích do Chính phủ mang lại, ví dụ như được sử dụng các phương tiện giao thông công cộng miễn phí.
Phật giáo ở Thái Lan bị ảnh hưởng lớn bởi các niềm tin truyền thống về tổ tiên và các vị thần tự nhiên; các niềm tin này đã được đưa vào vũ trụ luận Phật giáo. Hầu hết người Thái xây một miếu thờ nhỏ trong nhà, là một ngôi nhà gỗ nhỏ nơi mà họ tin rằng là chỗ trú ngụ của các vị thần linh. Người Thái dâng thức ăn và nước uống cho các vị thần này để cho các thần hài lòng. Nếu các vị thần không hài lòng, thần sẽ đi ra ngoài miếu thờ và trú ngụ trong nhà của gia chủ và quấy nhiễu. Những miếu thờ này cũng được dựng lên ven đường ở Thái Lan, nơi mà công chúng thường xuyên dâng lễ vật lên các vị thần.
Trước khi Phật giáo Nam Tông phát triển, Bà-la-môn Giáo Ấn Độ và Phật giáo Phát triển đã hiện diện. Ngày nay, ảnh hưởng từ hai truyền thống này vẫn còn rõ nét. Các chùa Bà-la-môn đóng một vai trò quan trọng đối với tôn giáo dân gian Thái, và các ảnh hưởng từ Phật giáo Đại Thừa vẫn còn được phản ánh trong các hình tượng, ví dụ như Quán Thế Âm, một hình dạng của Bồ Tát Quán Thế Âm, người thỉnh thoảng vẫn được xem là biểu tượng Thái Lan . " ( http://vi.wikipedia.org/ ). 
Chúng ta đã khảo cứu qua các vị Thần của Trung Hoa, của Hin đu và Bà La môn Ấn Độ. Nay tiếp theo mạch , chúng ta khảo cứu tiếp về THẦN LINH VÀ BÙA PHÉP THÁI LAN . Các khảo cứu này do dienbatn sưu tập trong Huyền môn và trên Internet và biên tập lại làm tư liễu khảo cứu. Nếu có phần nào không ghi nguồn là do dienbatn không nhớ nguồn sưu tập - Xin các tác giả lượng thứ. Thân ái. dienbatn.

I. GIỚI THIỆU VỀ ĐẤT NƯỚC THÁI LAN.

Thái Lan (tên chính thức: Vương quốc Thái Lan, là một quốc gia nằm ở vùng Đông Nam Á, phía bắc giáp Lào và Myanma, phía đông giáp Lào và Campuchia, phía nam giáp vịnh Thái Lan và Malaysia, phía tây giáp Myanma và biển Andaman. Lãnh hải Thái Lan phía đông nam giáp với lãnh hải Việt Nam ở vịnh Thái Lan, phía tây nam giáp với lãnh hải Indonesia và Ấn Độ ở biển Andaman. chính do vị trí địa lý, văn hóa Thái Lan luôn chịu ảnh hưởng từ Ấn Độ và Trung Quốc cũng như từ những nước láng giềng Đông Nam Á khác. 
Theo sử sách Thái Lan, người Thái xuất xứ từ vùng núi Altai, đông bắc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc từ 4500 năm trước, sau đó di cư dần xuống vùng đất hiện nay là Thái Lan. Vào năm 1238, người Thái thành lập một vương quốc Phật giáo tên Sukhothai (ở miền Bắc Thái Lan), dần thay thế vai trò của Đế chế Khmer đang tàn lụi (vào thế kỷ 13 – thế kỷ 15). 
Trong khoảng 400 năm, từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 18, giữa người Thái và người Miến Điện láng giềng luôn xảy ra các cuộc chiến tranh và kinh đô Ayuthaya bị huỷ diệt ở thế kỷ 18. Năm 1767, một tướng người Thái gốc Hoa, Taksin, đứng lên chống quân Miến Điện giành lại độc lập và dời đô về Thonburi, bên bờ sông Chao Phraya, đối diện với Bangkok. Vua Rama I (1782) lên ngôi và chọn Bangkok (hay "Thành phố của các thiên thần") làm kinh đô. 

Văn hóa Thái Lan là một khái niệm bao hàm những niềm tin và các đặc trưng văn hóa bản địa trên vùng đất mà ngày nay được biết đến như là đất nước Thái Lan hiện đại, cùng với những ảnh hưởng văn hóa đến từ Ấn Độ, Trung Quốc, Campuchia và ảnh hưởng từ các nền văn hóa sơ sử của các quốc gia láng giềng Đông Nam Á khác. Chủ yếu, đó là những ảnh hưởng đến từ Phật Giáo, Ấn Độ Giáo, vật linh giáo và từ các nhóm dân di cư gần đây đến từ Trung Quốc và miền nam Ấn Độ.
Vương Quốc Thái Lan – Xứ sở của Chùa Vàng với các danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Chùa Phật Ngọc; Chùa Quảng Phước; Bình Minh; Chùa Xá Lợi; Chùa Thuyền; Chùa Phật nằm…; Cung điện Hoàng Gia; Các danh lam thắng cảnh nổi tiếng Thailand Bangkok – Pataya…Các danh lam thắng cảnh nổi tiếng Thailand Bangkok – Huahin…
"NGÔI NHÀ THẦN LINH CỦA NGƯỜI THÁI LAN.
Đến Thái Lan, không chỉ có chùa tháp thờ Phật mà còn thấy vô số những “ngôi nhà thần linh” cầu kỳ, nguy nga rực rỡ ở khắp mọi nơi: bên cạnh nhà, ở trường học, khu buôn bán, công trường xây dựng hay các tòa nhà cao tầng… Lưu tâm một tí, chúng ta sẽ thấy người dân Thái luôn cung kính xì xụp vái lạy, khi đi ngang qua hay dâng cúng vật thực, nhang đèn, hoa quả và đủ loại đồ mã ngày ngày tại các “ngôi thần linh” này. Gọi “ngôi thần linh” là cách gọi theo nghĩa đen. Thực ra, đó là các ngôi miếu thờ các thần linh bảo hộ gia đình hay cộng đồng của người Thái.
1. Khoảng 97% người Thái Lan theo đạo Phật, nhưng họ cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi khuynh hướng tôn sùng sức mạnh siêu nhiên của thuyết vật linh và các thần linh gốc từ đạo Hindu. Những nhân tố của các hệ thống tín ngưỡng khác biệt này đòi hỏi sự cầu cúng hằng ngày và những lễ nghi định kỳ. Như vậy bên cạnh đối tượng tôn kính của Phật giáo, người dân Thái còn tin vào các vị thần linh địa phương, thần đất, nữ thần cây, cô hồn, rắn thần Naga và các vị thần Hindu khác…Điều phổ biến là họ đặc biệt tin tưởng vào khả năng tác động, ảnh hưởng của vị thần đầy quyền năng này trong mọi công việc lớn nhỏ của cuộc sống đời thường.
Do đó, khi xây dựng nhà mới, cửa hàng buôn bán, kinh doanh…thì nơi trú ngụ của các linh hồn, thần thánh, ma quỷ đó cũng sẽ mất đi. Nhưng đối tượng thiêng liêng này do không có nơi cư trú sẽ trở nên giận dữ và tạo ra tai nạn, vận rủi cho kẻ phá bĩnh.
Vì vây để xoa dịu, người chủ buộc phải dâng cúng cho họ một ngôi nhà mới mà dân gian thường gọi là miếu thờ thần, có phần tương tự như miếu thủ chủ, miếu thổ địa hay miếu thờ phúc thần của người Việt. Việc thiết lập ngôi miếu thờ thần linh này nhằm đảm bảo cho gia chủ sức khỏe thịnh vượng và hạnh phúc. Khi các vị thần linh thỏa mãn, họ sẽ ban cho gia đình hay cộng đồng dân cư nơi này một cuộc sống an lành sung túc.
Để lập một ngôi miếu thờ thần, đòi hỏi người chủ nhà phải hỏi ý kiến của ác vị thầy lễ Bà La Môn hay tu sỹ để tìm ra đúng loại miếu phù hợp với nghề nghiệp hay tử vi của người chủ nhà. Thầy lễ sẽ tra cứu lá số tử vi và tính toán ngày giờ để tranh cử hành lễ nghi xây dựng, màu sắc ngôi miếu. Thầy lễ thậm chí còn chỉ dẫn kiến trúc sư phác họa nên kiểu thức những ngôi miếu này. Một số nguyên tắc thiết lập ngôi miếu thờ thần linh mà người Thái Lan rất tin tưởng là miếu thờ tốt nhất nên đặt trước một cái cây, không nên để ngôi miếu nơi mặt trái cửa; miếu nên đặt cùng dãy với điện thờ Phật trong cao ốc; không nên đặt miếu thờ đối mặt với nhà vệ sinh hay con đường; miếu thờ nên đặt hướng Bắc hoặc Đông Bắc; không đặt ngôi miếu dưới bóng của ngôi nhà…
Tuy nhiên, khi nhà cửa ngày càng đông đúc, để thỏa mãn những nguyên tắc trên, người dân đã lập miếu nơi đầu mái nhà. Đó là trường hợp phổ biến ở vùng đô thị, thị tứ.
2. Có 4 loại miếu thờ thần linh thấy khắp Bangkok, phổ biến nhất là San Jao Tii và San Pra Phoom, chúng thường tồn tại bên nhau. Phần lớn chúng được làm bằng gỗ tốt tương tự như những ngôi nhà, điện thờ Thái Lan truyền thống. Ngoài ra, chúng còn được đúc khuôn bêtông hay làm bằng đá…Nó thường thể hiện những kiểu thức kiến trúc ngoại nhập giống như đầu hồi chùa tháp Trung Hoa, hay phong cách đường cong uốn lượn xoắn ốc Khmer. Màu sắc ngôi nhà thờ thần thường được liên hệ với cung hoàng đạo, tử vi của người chủ đất. Nhưng người Thái gốc Hoa thường xây dựng miếu thổ chủ màu đỏ hay may mắn hay màu vàng ánh kim.
San Jao Tii: miếu thờ thổ chủ
San Jao Tii là linh hồn/thần linh của những vị chúa tể, kẻ đã sinh sống ở vùng đất/địa phương này. San Jao Tii điển hình có 4 cột đỡ cắm sâu vào lòng đất, tương tự như những ngôi nhà Thái Lan bằng gỗ kiểu cũ. Các loại miếu thổ chủ có nguồn gốc từ tín ngưỡng của thuyết vật linh, đó là quan niệm về sức mạnh và linh hồn của thế giới vô hình hiện hữu trong các dạng vật chất có thực. Giữa chúng và người chủ đất do đó phản ánh mối quan hệ lợi ích qua lại truyền thống của thuyết vật linh: vị thần đất chăm sóc, che trở và cho con người chỗ ẩn náu, nương tựa thì chính con người cũng phải chăn sóc, phụng sự cho chính họ. Đó là triết lý hỗ tương của cuộc sống.
Vị chúc Đất thường được biểu thị bởi cặp tượng lão ông – lão bà đặt trong miếu và cùng với việc cúng tiến các thiên thần, vũ công, voi, ngựa kễ cả cúng tiệc chiêu đãi họ. Thông thường, những linh hồn/thần linh của thuyết vật linh cư ngụ trong mọi đồ vật, ở mọi nơi từ những cánh đồng lúa, kho thóc, cây cối, cầu cổng, cũng như con người… Những ngôi miếu này được thiết lập nhằm an ủi, dỗ dành các thần linh hơn là thể hiện sự tôn kính, sùng kính thành tâm được duy trì, giữ gìn như đối với các thiên thần hay Đức Phật.
San Jao Ti
San Pra Phoom: miếu thờ phúc thần bảo hộ địa phương
San Pra Phoom là miếu thờ thiên thần bảo hộ hay thần linh ở địa phương. Nó được dựng lên một đế cột tương tự như điện thờ Phật giáo Thái Lan và phong cách uốn cuộn Khmer được thể hiện ở chóp miếu. Ở khu buôn bán Bangkok, chúng ta thấy mọi phong cách, chất liệu từ cổ điển đến những kiểu dáng đẹp đẽ hiện đại, công nghệ kỹ thuật cao; chúng là những kiểu thức bằng gỗ, bê tông, đá và cả thủy tinh.
Vào khoảng thế kỷ thứ 1, miếu San Jao Tii ngày càng mở rộng khi ảnh hưởng của Hindu giáo và Phật giáo bắt đầu xâm nhập vào Thái Lan. Cột trụ đơn lẻ được cho là biểu thị núi Meru, ngọn núi thiêng của Hindu giáo và trong quan niệm về vũ trụ Phật giáo, đó là trú sở của các thần linh. Để phản ánh thứ bặc tự nhiên của vũ trụ Hindu giáo (điều này không được thể hiện trong thuyết vật linh), miếu San Pra Phoom bởi vậy được dựng cao hơn và uy nghi hơn San Jao Tii. Bức tượng nhỏ biểu thị cho thiên thần bảo hộ thường được đặt bên trong miếu. đó là hình ảnh của vị thần Hindu Phra Cahi Mongkon với một tay cầm gươm, một tay cầm túi. Vị thần được tin rằng sẽ kiểm tra, xem xét và bảo hộ tài sản và cộng động dân cư. Một nhóm người hầu pha tạp, sặc sỡ nhiều màu và vật cưỡi đi cùng thần. Không giống San Jao Tii, loại San Pra Phoom này biểu trưng cho hệ thống vũ trụ của tín ngưỡng Thái Lan có ảng hưởng rộng lớn. Do đó ngoài việc dâng cúng thiên thần bảo hộ, người dân còn cầu xin sự giúp đỡ tại miếu San Pra Phoom và thỉnh thoảng tụng kinh niệm phật.
San Phra Brahm: miếu thờ thần Bốn Mặt Bahma.
Đây là ngôi nhà thờ thần linh mở rộng bốn mặt, thường thấy bên ngoài những ngôi nhà và văn phòng lớn, là nơi thờ vị thần Hindu Phra Brahma, vị thần sáng tạo. Sau khi mời thần về ngụ nơi miếu này thì nơi đó trở lên thiêng liêng; đặc biệt, nó có thể trở thành điện thờ có uy linh lớn và người dân lũ lượt kéo tới để bày tỏ lòng tôn sùng và biết ơn đối với vị thần Brahma linh thiêng và cầu xin sự giúp đỡ (như điện thờ Erawan). Bốn mặt mở rộng của điện thờ ứng với bốn mặt tượng thần Brahma bên trong, mỗi mặt lần lượt biểu trưng cho đức hạnh của lòng tốt, sự nhân từ, lòng thương cảm và tính vô tư, không thiên vị.
San Phra Brahm
Điện thờ Erawan
San Piyanda: miếu thờ thần giám sát
Đây là những ngội miếu tạm thời, có hình đơn giản. Nó đặc biệt được người Thái thường tạo lập trong quá trình xây dựng ác cao ốc để đảm bảo cho công nhân được an toàn. Nó tồn tại cho đến khi việc xây cất hoàn thành và một ngôi nhà thờ thần linh cố định được thiết lập.
3.Lễ khởi công thường được cử hành vào lúc 5 giờ 52 phút 32 giây (giờ) tốt. Nghi lễ bắt đầu đúng như cách thức nghi lễ mua bán đất. Thầy cúng/tế triệu nữ thần Đất Mae Thorani đến và ca tụng vị nữ thần Đất này. Sự gọi/triệu nữ thần Đất là nhằm loại bỏ, làm tiêu tan những yếu tố, tính chất tiêu cực/xấu xa của đất. Để tẩy trừ những tai ương trên đất, thầy cúng/tế truyền vào cái hố/lỗ đặc tính của cây cột đại diện cho vị nữ thần Đất, đặt 9 chiếc lá may mắn, hoa và tiề đặt cọt bằng gỗ khắc các ký tự Lanna may mắn để xua đuổi ma quỷ. Một ma trận gồm những hình vẽ hình học và 9 viên đá quý có mối liên hệ với các hành tinh trong thuật chiêm tinh cũng được bỏ xuống hố.
Sau khi các thầy cúng tụng kinh, mọi người cùng nhau hợp sức dựng ngôi nhà thờ thần. Hành động này được gọi là chuyển dịch, được thể hiện ở việc tụng kinh kể lể trước khi thỉnh triệu những thần lực vào bức tượng thần Phra Chai Monkon. Thần Phra Chai Monkon được biết đến như là vị thần canh giữ nơi kinh doanh, hàng quán, nhà cửa với một tay giữ túi tiền, một tay cầm gươm mà chúng ta có thể thấy ở phần lớn các loại miếu thờ San Pra Phoom. Năng lực thiêng từ thế giới thần linh trực tiếp đi vào bức tượng và một chiếc lá vàng được đặt trên đỉnh tượng. Người chủ đất là người duy nhất được phép tiến vào bên trong ngôi miếu để đặt tượng. Sau đó họ dâng cúng những người hầu (đồ mã), hoa và cột vải nhiều màu quanh tượng.
Bên cạnh ngôi miếu thờ thần San Pra Phoom, là ngôi miếu thờ San Jao Tii. Thầy cúng sẽ thực hiện một nghi lễ vắn tắt và đời thường hơn để khẩn cầu thần Đất và truyền đại những mong c ầu, sự tôn kính của công đồng qua các lời cầu nguyện đến với thần. Bức tượng nhỏ thể hiện mộ cặp đôi lão ông - lão bà già cả biểu trưng cho linh hồn của đất đặt trong điện thờ. Sau cùng, nhang được đặt trên mỗi các đĩa ở trên bàn cùng phía trước ngôi miếu, thầy cúng tụng kinh khoảng 30 phút trước khi rảy nước thiêng xuống mỗi ngôi miếu. Vậy là những thần linh đã có một ngôi nhà mới.
Một ngôi miếu của thần linh được xây dựng đòi hỏi phải luôn giữ được vẻ đẹp hấp dẫn, lôi cuốn và gây chú ý hết mực có thể. Thường người dân dùng mọi cách để trang trí chúng thật nguy nga, lộng lẫy hơn là xây dựng một ngôi miếu cho thật to lớn. Để làm được điều đó, đòi hỏi người chủ và người thân đều đặn dâng cúng nhang, đèn cầy, thức ăn và các vòng hoa hằng ngày. Để thần linh không bỏ đi, ngoài bức tựợng đôi lão ông – lão bà nhỏ đặt bên trong tranh thờ, người dân còn dâng cúng ngững mô hình voi, ngựa để cho thần linh di chuyển đây đó, thậm chí họ còn cúng tiến những phương tiện vận chuyển hiện đại như xe hơi đồ chơi, máy bay nhựa được để bên phía ngoài. Những dây đèn điện nhấp nháy, kiều cách được mắc quanh miếu để thần linh không lạc lối khi trở về nhà.
Người ta tin rằng thần linh của người chủ đất cũ sẽ gây ra những nguy hại vể sức khỏe nếu bị đuổi đi. Khi những người chủ mới đến, họ di dời nguyên trạng các ngôi nhà thờ thần này đi và ít khi phá hủy nó và xây một ngôi nhà thờ thần mới dọc theo vị trí cũ. Một lễ nghi di dời cũng sẽ được thầy cúng thực hiện đúng nghi lễ. Họ sẽ quyết định ngày, giờ di dời. Ngôi nhà thần linh của chủ cũ sẽ được chuyển tới khu chỉ định của nghĩa đại hay bãi tha ma.
Tác giả: Huỳnh Thanh Bình ".
BÙA PHÉP THÁI LAN !
 " Còn được gọi là Bùa Xiêm , nôm na gọi như vậy nhưng thực ra có rất nhiều trường phái , môn phái huyền thuật trên đất Thái ở các miền Nam , Bắc ! Thông dụng được nhiều người biết và tín ngưỡng cao là Pháp : NÔ MÔ BÚD THIA DẮ (Ngũ Phương Phật) , HINDU , JATUKHAM MARATHEP , KHUNPAEN v.v......
 Mỗi năm tổng số tiền thâu nhập được từ các dịch vụ bán Bùa , cho thỉnh phép (Amulet , Charm) trên Mạng của Thailand có năm lên tới hơn 300 triệu Mỹ Kim . Trong đó bao gồm tất cả các loại Bùa Phù , tình yêu , công danh , ăn nói , lên chức v.v........ với nhiều hình thức mang , đeo , nuôi , thờ , luyện ..... . Ví dụ như Gumanton (Ma con , Bé Linh Vàng) , Phorngung (Binh rừng , tướng núi), Lõ Lườn (Bùa hình dương cụ) v.v..... Dĩ nhiên những loại Bùa Phép do các Acharn (Sư Phụ) thiệt làm ra thì có số lượng và chất lượng rất là linh ứng , thường là làm để gây quỹ xây Chùa , cứu tế . Cũng không hiếm những loại Bùa , Phép dỏm mà người thỉnh tốn tiền cũng chẳng thấy kết quả gì . Vì do thỉnh trên mạng , tiền bạc thanh toán qua thẻ tính dụng hay ngân phiếu và do xuyên quốc gia nên việc đòi tiền lại cũng mong manh lắm khi gặp Bùa giả , điều này coi như là hên xui mà thôi . " 
Bùa Thái còn được gọi là Bùa Xiêm, nôm na gọi như vậy nhưng thực ra có rất nhiều trường phái, môn phái huyền thuật trên đất Thái ở các miền Nam, Bắc.
Có nhiều loại bùa khác nhau và có những tâm niệm khác nhau nhưng cùng chung một ý nguyện như, sức khỏe, cầu con, bảo vệ thai nhi, bảo vệ trẻ con, hạnh phúc gia đình.
Điểm qua một số loại bùa
Bùa Jatukham Ramathep.


Dùng hộ thân, hộ mạng, cầu tài lộc, sức khỏe và nhiều công năng khác, đây là loại bùa được sử dụng khá nhiều ở Thái Lan giá khoảng 300 USD.
Bùa Khunpaen.
Khun paen amulet Khunpaen bồng vợ.  Tượng khắc và vẽ bằng tay, hình Khum paen không giống như các Khumpaen thường thấy.  Theo truyện tích Khumpaen có một người vợ lẻ, trẻ đẹp, v.v. được Khumpaen rất yêu mến.  Khi được lệnh vua xuất quân đánh trận, Khunpaen mang nàng theo.  Nên hình Khunpaen bồng nàng là làm theo truyện tích này.  Bùa làm hoàn toàn bằng xương người, ngâm trong dầu âm linh (nam man prai) (800 USD).         

Bùa Khunpaen còn gọi là bùa Phép Miên Thái.Thông thường các Thầy Miên Thái muốn làm bùa cho linh thì hay ra nghĩa điạ để cúng và thu âm linh cho bùa thiêng. Dưới đây là những Buà được sên từ các Thầy Miên Thái cấp qua dịch vụ internet toàn cầu và có cả giá thành theo dollars. 
Bùa Nangrub - Pháp Lỏ Lườn (Buà Thờ Dương Cụ)
Thái (Thái Lan) gọi là Padlakig, Ấn (Ấn Độ) gọi Lingam.

Theo Huyền Thoại của Ấn Giáo một vị Thánh Sĩ Bà La Môn muốn lên tham khảo về giáo lý pháp thuật quan trọng nơi cung trời nên xuất hồn lên cõi cuả Ngài SHIVA, khi đến cung điện của Ngài SHIVA vị Tu Sĩ kia gỏ cửa nhưng không ai trả lời, Ông lại gỏ cửa to hơn nhưng vẩn không trả lời.  Ông lại tiếp tục gỏ lại chờ đợi sau cùng gỏ trở thành đập dộng đùng đùng như trống, cuối cùng thì Ngài Thiên Đế ShiVA cũng xuất hiện, nhưng với giáng đệu chậm rãi tay trái ôm quàng vai vợ là bà PARVATI ân ân ái ái để bước ra gặp vị Giáo Sĩ Bà La Môn.
Dĩ nhiên đều đó tỏ rỏ Ngài SHIVA đã chú tâm vào chuyện ân ái với vợ hơn chuyện chú tâm tới vị Thánh Sĩ kia.  Thấy được tâm ý của ngài Shiva, và sự đối sử thiếu tương kính, vị thánh tu tuyên cáo vì ngài Shiva thích làm tình, nên vị thánh tu sẽ tôn thờ dương vật của ngài Shiva thay vì hình tượng.  Vì vậy cho đến ngày nay Ấn giáo dùng dương vật để thờ ngài Shiva.  Dương vật dựng đứng từ Âm hộ của phái nữ.
Dương vật biểu tượng cho Shiva có tên gọi là lingam .  Lingam có nghĩa là “dấu hiệu” (sign).

Phallus hay lingam là biểu tượng cho Shiva cũng như sức sống, tái tạo.  Không chỉ riêng Ấn giáo , thời thượng cổ ở Greek cũng có thờ Lingam, tuy khác về truyền thống, nhưng cùng chung một ý nguyện như, sức khỏe, cầu con, bảo vệ thai nhi, bảo vệ trẻ con, hạnh phúc gia đình.  Có một truyền thống cổ tại Greek, ngươi vợ mới cưới trước đêm tân hôn thường phải qua một lễ, do một vị đạo sĩ, dùng lingam để chứng tỏ sự trong trắng và đồng thời ban phép cho người nữ dễ thụ thai.  Nhưng sau một số vị đạo sĩ không dùng lingam mà dùng dương vật của mình nên gây nhiều tai tiếng và từ đó tập tục này không còn nữa. 
Một truyền thuyết khác, một vị thánh tu rừng ghen giận khi người phối ngẫu của mình quá si mê ngài Shiva.  Trong cơn giận vị thánh tu rừng đã cắc bỏ dương vật của Shiva và ném xuống trần thế.  Khi lingam rơi xuống trần bể thành 12 đoạn, những nơi đoạn lingam này rơi xuống trở thành thánh địa.  Thánh địa có tên gọi là 12 Jyotirlingas, Jyotirlingas có nghĩa là quang minh lingam, hay hào quang lingam.  Là 12 nơi thường được hành hương tế lễ của các tín đồ Ấn giáo.
Lại một truyền thuyết dựa trên truyền thuyết trên, khi lingam Shiva rớt xuống trần.  Sức sống và lực của lingam còn quá mạnh, nên lingam chuyển động đi khắp nơi.  Khi di động sức nóng của lingam đốt cháy và tàn phá chốn đó.  Chư thánh thần hợp sức nhưng không khắc phục được.  Cuối cùng mẹ đất, Dharti Mata, hàng phục được lingam khi lingam chuôi vào âm hộ người. 
Có lẽ truyền thuyết này là một để giải thích tại sao lingam dựng đứng trong âm hộ.
Bùa Nangrub  là bùa tình ái phía sau khăn bùa là thịt bụng của một người đàn bà. Bùa này tên là Nang rub, có lẽ người bán chế ra tên, vì trong hình Nàng cầm lỏ lường để gần âm hộ mình. Bùa này có dùng âm linh có hình Khun paen amulet Khunpaen bồng vợ.Tượng khắc và vẽ bằng tay, hình Khum paen không giống như các Khumpaen thường thấy. Theo truyện tích Khumpaen có một người vợ lẽ, trẻ đẹp... được Khumpaen rất yêu mến.  Khi được lệnh vua xuất quân đánh trận, Khunpaen mang nàng theo. Nên hình Khunpaen bồng nàng là làm theo truyện tích này. Bùa làm hoàn toàn bằng xương người, ngâm trong dầu âm linh (nam man prai).
Ngày nay lỏ lường, Padlakig, tại Thái có sự liên quang mật thiết đến đạo Ấn giáo, là một phép môn cổ.  Đạo Ấn giáo được truyền vào Thái lan và thịnh thành lâu đời trước Phật giáo.  Tuy Phật giáo chiếm đa số tin ngưỡng của dân Thái, cũng như những nhu cầu và linh hiển vẫn còn ứng, phép môn này vẫn còn được lưu truyền, các hầu hết các pháp sư, tăng hay tục, đều biết về pháp môn này.  Chỉ khác biệt là các tăng khi cho phép thường pha lẫn với phép phật.
Bùa Rahu .
Bùa này làm riêng cho người nào muốn thỉnh. Sau có hai takrut. Tên tuổi người thỉnh được viết vào Takrut trước khi làm bùa.
Amulets Ajarn Wara.



Lóng xương ngón tay của Ajarn Wara – làm bùa tình ái. 
Phayant Nang Riek Rak.
Khăn phù Nàng kêu tình  –  Riek = kêu hay gọi, Rak = tình yêu.  Nàng một tay cầm nữ trang và tiền, một tay cầm vật gì, không rõ hình, để gần âm hộ.  So với hình trên, khăn phù của Ajarn Ming, tuy có khác, nhưng có lẽ chỉ là một.  Hình phù của Ajarn Min, Nang rub cầm lỏ lường để gần âm hộ.  Có lẽ bùa Ajarn Min hiệu nghiệm hơn vì có âm linh.  Các phù trên khăn này thường thấy vẽ cho các bùa tình ái.  Hình như phía dưới hết là tên phù và số thứ tự của bùa.


So với hình trên, khăn phù của Ajarn Ming, tuy có khác, nhưng có lẽ chỉ là một.  Hình phù của Ajarn Min, Nang rub cầm lỏ lường để gần âm hộ. Có lẽ bùa Ajarn Min hiệu nghiệm hơn vì có âm linh. Các phù trên khăn này thường thấy vẽ cho các bùa tình ái. Hình như phía dưới hết là tên phù và số thứ tự của bùa. 
Theo tra cứu, âm linh những người nữ chết vì tình, hay thất tình tự tử người Thái gọi là Hong Prai.  Hay dùng loại linh này để làm bùa tình yêu. Âm linh bị chồng ruồng bỏ hay bị chồng đánh chết cũng gọi là Hong prai.
Kruba Kiewma và Ajarn Neng Praitong .
Kruba Kiewma rất nổi tiếng về phép miên (bùa Khun paen). Bùa âm linh này làm chung với Ajarn Neng. Ajarn Neng có lẽ là người trung hoa nên được tiếng ở Singapor, Malaysia, HK. Bùa âm linh có tính làm bá sự cho chủ và có tài khiển các âm linh khác. Theo thông thường bùa loại âm linh theo người đeo bùa, thì có hình Khunpaen ngồi thiền và ở dưới là hình tượng âm linh. Bùa này âm linh, hình nhân sọ người, hai tay để trên đầu một sọ người, và ngồi trên 5 sọ người, để diễn ý âm linh trong bùa này có thể khiển các âm linh trợ cho chủ. Sau lưng bùa là một miếng xương người, và có phù Nắc & Nắc Mắc Pă’c Tắc. ( XuanAnBinh ).
CÁC VỊ THẦN THÁI LAN.
MỤC LỤC.
1 HÌNH TƯỢNG NỮ THẦN TÀI LỘC , TÌNH YÊU - NÀNG KWAK.
2. PHÚC THẦN VOI GANESHA .
3. KUMAN THONG .
4. XÂM BÙA - SAK YANT.
5. BÙA TAKRUT VÀ THUẬT VÔ KIM VÀNG GOLD NEEDLE TAKRUT
6. BÙA DƯƠNG VẬT PALAD KHIK.
7. DẦU MA THUẬT ĐEN - NAM MAN PRAI .
8. MA THÁI LAN - NHỮNG CON MA NỔI TIẾNG.
9. NGẢI THÁI LAN - (  Black Magic Thailand ) .
10.  MỘT SỐ GURU HUYỀN MÔN THÁI LAN TIÊU BIỂU.
11. MỘT SỐ CÂU CHÚ ĐỂ SỬ DỤNG KHI TÔM BÙA THÁI - Kata Chanting.
12. NHỮNG BÀI KINH QUAN TRỌNG KHI SỬ DỤNG VÀ THỰC HIỆN BÙA THÁI .
13. MA THUẬT ĐEN THÁI LAN .
14. GIẢI THƯ ẾM TẠI THÁI LAN .
15. BÙA NGẢI – CÁCH GIẢI TRỪ BÙA NGẢI VÀ PHÒNG CHỐNG .
....................................................................
Xin theo dõi tiếp bài 2. dienbatn giới thiệu .

Đăng nhận xét

Vui lòng không Spam

 
Top
cho tat ca link nofollow