CÁC VỊ THẦN ẤN ĐỘ TRONG TÍN NGƯỠNG BÀ LA MÔN VÀ HINDU GIÁO.
Lời tựa : Lẽ ra các bài tiếp theo trong mục : MẬT TÔNG - ĐẠO PHÁP - HUYỀN MÔN là những bài trong tập 2 cuốn THẦN THÁNH TRUNG HOA do bác Nhược Thủy dịch. Tuy nhiên dienbatn đăng tiếp loạt bài CÁC VỊ THẦN ẤN ĐỘ TRONG TÍN NGƯỠNG BÀ LA MÔN VÀ HINDU GIÁO để thay đổi không khí . Loạt bài viết này , dienbatn biên soạn lại theo những tư liệu sưu tầm được, những tư liệu đã đăng trên internet . Do vậy có thể có nhiều đoạn không ghi nguồn xuất xứ . Mong các tác giả lượng thứ khi dienbatn trích dẫn mà không ghi nguồn. dienbatn chỉ biên tập lại thành hệ thống làm tư liệu của mình và giúp các bạn tư liệu khi cần khảo cứu. Xin chân thành cảm ơn các tác giả đi trước. Thân ái . dienbatn.
12/ Thần Hamsa - Là một con ngỗng hay con thiên nga .
Hamsa là một từ tiếng Phạn, chỉ một loài chim sống ở nước, thường được cho là ngỗng hay thiên nga; song nó luôn được hiểu là linh điểu, biểu trưng thiêng của nền văn hoá Ấn Độ và các nước Đông Nam Á.
Theo tín lý Hindu, Hamsa là loài ngỗng vào mùa hạ luôn di trú đến hồ thiêng Manasarovar trên dãy Tuyết sơn (Himalaya). Manasarovar có nghĩa là “Hồ tâm tri”' bởi nó được thần Sáng tạo Brahma nghĩ đến đầu tiên trong tâm trí ngài. Hồ được đồng nhất với sự tịnh khiết: ai uống được nước của hồ này thì khi chết sẽ được siêu sinh lên cảnh giới của thần Siva và nước hồ có khả năng thanh tẩy tội lỗi của một trăm kiếp đời. Chính vì được sống ở nơi hồ nước thiêng liêng thanh tịnh như vậy nên Hamsa là một yếu tố quan trọng trong hệ biểu tượng của trí tuệ và cái đẹp. Hamsa có tên gọi khác nhau trong các ngôn ngữ của các nền văn hoá khác: tiếng Hindi là hans, Miến Điện thường gọi là hintha hay hinthar, Mon là hongsa, Shan là hong, Khmer là hong, Thái là hong... Ở Tây Tạng, thiên nga được gọi là ngang pa (Phạn: hamsa) và ngỗng là so bya (Phạn: karanda) thường được pha trónlãn^. lộn trong sự mô tả tranh tượng Hindu và Phật giáo dưới một tên gọi chung là Hamsa.
Thần Brahma cưỡi cỗ xe có ngỗng thần Hamsa đang kéo .
Hamsa là vật cưỡi của cả thần sáng tạo Brahma. Trong Upanishads, Hamsa sở hữu trí tuệ thiêng liêng của thần Brahman. Và cũng là vật cưỡi cho người phối ngẫu của thần Brahma là Sarasvati - nữ thần của sự thông thái, trí tuệ. Hamsa được tin là ăn những hạt ngọc trai và có khả năng tách sữa từ hỗn hợp sữa với nước, đó là biểu tượng của sự hiểu biết sáng suốt và uyên thâm. Trong truyền thống Hatha Yoga Ấn Độ, từ hamsa biểu thị sức mạnh sinh lực (prana) của bản ngã cá nhân (jiva), ở đó hơi thở đi ra tạo nên âm “ham” và hơi thở đi vào tạo nên âm “sa”. Những âm của hơi thở lặp đi lặp lại thở thành “so-ham” mang nghĩa “tôi là anh”, tại đó bản thân cá nhân hay nhận thức bản thân (Tôi) hoà tan hoàn toàn vào thể vô định hình (không có hình dáng rõ rệt) (Nó). Những yogin Ấn Độ vĩ đại thường được ám chỉ như là paramahamsa, có nghĩa là “con thiên nga tối thuợng”+. Thiên nga trắng cũng được nhận dạng với garuda trắng của Tây Tạng (mkhaldíng), như là vua của loài chim nước.
Sự bay lượn trên bầu trời bao la của Hamsa cũng biểu trưng cho sự giải thoát ra khỏi vóngchù kỳ luân hồi. Con vật cũng có ý nghĩa đặc biệt trong thuyết nhất nguyên luận của Advaita Vedanta - khi thiên nga sống trên nước nhưng lông chúng không bị ướt bởi nước.
Trong suốt thời kỳ Veda, Hamsa được cho rằng có sự liên hệ với Surya. Khi đó, nó biểu thị cho sức mạnh và sự kiên cướng hùng dũng. Với sự xuất hiện và thống nhất trong các kinh Upanishad, Hamsa có những thuộc tính như: biểu tượng của sự thuần khiết, riêng biệt, sự hiểu biết siêu phàm, hơi thở vũ trụ (prana) và sự thành tựu thiêng liêng nhất. Chủ nghĩa tượng trưng ở mức độ cao gắn liền với Hamsa vượt quá giới hạn của sự sáng tạo xung quanh nó: nó có thể đi trên mặt đất (prithvi), bay lượn trên trời, và cả bơi dưới nước.
Trong quan điểm nối kết Hamsa với một vài thuộc tính biểu thị bề trên, những vị thánh và đối tượng linh thiêng nhận được danh hiệu paramhamsa, ấy là Hamsa tối cao. Danh hiệu này được thêm vào trươc/ sau tên để biểu thị cho những người đặc biệt có vị trí cao trong đời sống tinh thần của cộng đồng dân cư.
Trong các di vật phát lộ trong khai quật Hoàng thành Thăng Long có nhiều tượng ngỗng thần Hamsa, bị gọi nhầm là uyên ương. Điều này cho thấy ngỗng thần Hamsa đã từng có mặt trong lịch sử văn hóa - tín ngưỡng xứ ta, song sau đó lại bị khuất lấp đến nỗi người đời sau không nhận dạng để định danh được chúng .
2. Trong Phật giáo, một trong những tiền thân của Đức Phật được kể trong Jataka là một Hamsa, lúc đó Ngài là một Hamsa đầu đàn, cai quản 96000. Hamsa khác. Có lẽ từ câu chuyện bổn sanh này, Đức Phật được tôn là “Hamsaraja”, và trong ngữ cảnh văn hoá Hán được dịch là “Nhạn vuơng”+. Theo đó, “Nhạn mon”^ được dùng để chỉ “Phật mon”^; “Nhạn đuờng”+ đồng nghĩa với “Nhạn vu”~, dùng để chỉ cho chùa Phật; và ngôi tháp “Hamsa-stupa” của xứ Ma-yet-đấ, thuộc Ấn Độ xưa được dịch là “Nhạn thap”'... Nói chung, Hamsá Nhạn trong Phật giáo Đại thừa được đồng nhất với Phật và các danh lam Trung Quốc cũng được định danh là Đại Nhạn Tháp, Tiểu Nhạn Tháp... . Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của Hamsa trong các quốc gia Phật giáo Đại thừa có phần hạn chế hơn so với các quốc gia Phật giáo Tiểu thừa.
Hình tượng Hamsa cũng được dùng rộng rãi trong nghệ thuật Phật giáo thuộc trường phái Gandhara, cùng với hình ảnh của Đức Phật Shakyamuni. Nó được tôn kính linh thiêng trong Phật pháp. Motif thiên nga hay ngỗng Ba-la-mồn được phát triển rộng rãi vào giai đoạn đầu của mỹ thuật Phật giáo, đặc biệt được chạm khắc đá trang trí các trụ tròn hay đường viền trên tranh tô vẽ hay thiết kế ở các tranh thêu kim tuyến.
Ngoài Ấn Độ, Hinthá Hamsa được mô tả đặc biệt phổ biến trong nghệ thuật Miến Điện và là biểu tượng tộc người Mon. Nó cũng được vẽ trên cờ của phân khu Bago và quốc bang Mon, cả hai đều là thành trì Mon nổi tiếng trong lịch sử.
Con Hintha đẹp đẽ còn là biểu tượng tôn quý của người Mon. Đây là biểu tượng bất tử của chùa tháp - Hintha Gon Paya. Một trong những vị vua vĩ đại cai trị Bago là Dhammazedi, nắm quyền từ 1471 đến 1492. Trong 21 năm, ông không chỉ xây dựng nhiều chùa tháp ở Bago mà còn cho mạ vàng lại chùa Shwedagon của Yangon (sau đó nó được gọi là Dagon) 4 lần...
Brahma 4 đầu, 4 tay đang cưỡi Hamsa .
Thần thoại về loài chim nước phổ biến Hintha (Hamsa) của Miến Điện có nguồn gốc từ con sông Bago - một con sông chảy mạnh vào sông Yangon và từ đó đổ ra biển. Xưa kia, đây là một vùng rộng lớn chìm trong nước và chỉ duy nhất chóp của một cồn đất là đứng vững trước dòng chảy của con sông. Theo thần thoại, hai hoàng tử - người sau đó đã dựng nên vương quốc thấy một cặp chim Hintha với chiếc cổ lông màu vàng kim sáng rực, nghỉ trên chóp đất này. Cồn đất khô này quá nhỏ nên con chim mái phải đậu trên lưng của con chim trống. Hình tượng này sẽ không bị phát hiện nếu như những tin đồn về việc các tiểu thư Bago luôn lấy được một người chồng tốt lan truyền rộng ra khắp nơi.
Trong điêu khắc gỗ Miến Điện, con chim thần Hintha có nguồn gốc từ tộc người Mon. Truyền thuyết kể rằng Đức Phật đã từng bay qua nơi Pegu toạ lạc ngày nay, khi nhìn xuống đã thấy hai con vịt trời có lông màu sáng sống ở vùng ven biển bằng vàng. Con chim mái đậu trên đỉnh đầu con chim trống, và con chim trống đứng trên một hòn đá nhỏ. Đức Phật sau đó đã tiên đoán rằng ngày sau sẽ có một thị tứ to lớn phát triển ở nơi đây. Ngày nay, nơi đây được ghi dấu bởi chùa Hinthagone tuyệt đẹp.
Ngoài ra, nơi đây theo truyền thuyết Shan, kể rằng có một con chim khổng lồ gọi là tilanka đã mang hoàng hậu từ cung điện đến gần nơi Đức Phật được sinh ra, trong một khu rừng xa xôi. Hoàng hậu sau đó đẻ một bé trai. Khi đứa bé lớn lên, thagyas/ thần linh ban cho chàng một chiếc đàn hạc thần kỳ. Giai điệu réo rắc của chiếc đàn hạc đã dẫn tất cả voi trong khu rừng trở lại quê nhà, nơi con chim đã cắp mẹ chàng mang đi. Khi chàng lên ngôi vua, chàng đã gọi vương quốc là Muang Mao. “Mao” có nghĩa là chóng mặt hoa mắt, bởi sau khi con chim cắp mẹ chàng, bà đã bị hoa măt' chóng mặt. Do đó, con số chim Hintha hay Hamsa cũng được dùng nhiều trong đơn vị hệ thống đo lường thuốc phiện của Miến Điện (!).
3. Hamsa xuất hiện trong văn hoá các nước Đông Nam Á, trước hết là từ ảnh hưởng của Ba-la-mồn và sau đó, hội nhập vào trong mỹ thuật Phật giáo. Hamsa trong di tích Ba-la-mồn giáo là vật cỡi của thần Sáng tạo Brahma hay Sarasvati (vợ của Brahma) - nữ thần trí tuệ; theo đó, Hamsa được coi là linh điểu biểu tượng của trí tuệ. Từ biểu tượng cho trí tuệ đó, Hamsa được Phật giáo tiếp nhận làm biểu trưng cho sự phổ truyền Phật pháp (flight doctrine) và các chùa Phật giáo Tiểu thừa thường đặt tượng Hamsa trên đỉnh cột phướn dựng giữa sân chùa một cách trang trọng. Việc dựng cột phướn với tượng Hamsa - gọi là Hong, như vậy phổ biến ở chùa Khmer và chùa Thái Lan. Mặt khác, Hóng Hamsa cũng thấy trong các đồ án trang trí chùa tháp...
Ở Thái Lan, Hamsa được gọi là chim Hong. Nó cũng được cho là một con vật không tưởng đẹp nhất. Con vịt thần thoại này, giống thiên nga ở mình dài, cổ mảnh mái thon thả, và lù xù lông với đuôi xoè, duyên dáng ở nhiều chùa Phật miền Bắc Thái Lan. Ngoài ra, còn có những biến thể với đôi má phồng to đặc thù vốn là dạng chim Hong của Miến Điện Lan Na.
Một dạng hình tượng chim Hong tao nhã xuất hiện trên cổng, cửa và cửa sổ toà nhà tu viện, nơi chúng hoà quyện vào các đồ án trang trí trau chuốt, tỉ mỉ và trở thành phần không thể thiếu của khungcứa tò vò. Chim Hong cũng được đặt trên cột đínhchỏp mái của đền điện, chúng thường chiếm vị trí trung tâm hay lắc luđi+/ lạch bạch dọc theo sống mái nhà cùng với anh chị em của chúng.
Chim Hong đặt trên đỉnh của loại cột phướn saothong, cột gỗ cao, thấy ở miền Bắc Thái. Đỉnh của saothong treo miếng gỗ mỏng và dài hay là phướn vải gọi là thong. Khi đóng vai trò quan trọng, chim Hong thường trang nghiêm với một cái lọng hoặc mũ miện mọc lên từ lưng. Ở các chùa phía Bắc Thái Lan, chim Hong thỉnh thoảng được thể hiện thành tượng chạm trổ mỹ lệ gắn đầu mái thuyền rồng. Có thể những kiểu thức chim Hong trừu tượng là đặc điểm con chim canh gac' hộ pháp, những kiểu thức khác của hình chạm đầu mái thấy ở một vài chùa Lan Na và Lào. Sự khác biệt là ở sự cách điệu thon dài, uốn cong nơi đầu và cái mỏ hình móc, dài hay ngắn tuỳ theo từng nghệ nhân. Chim Hong được xem là vật trung gian giữa con người và thần Phật. Chim Hong thường ngậm ở mỏ một sợi dây hay dây leo treo một chiếc lá bo-đè^`: sự chuyển động theo những cơn gió nhẹ mang những lời cầu nguyện từ mặt đất lên cõi trên của Trời Phật.
Kiểu thức chim Hong hay Hamsa Miến Điện thấy ở chùa tháp Bắc Thái Lan mập lùn hơn và giống vịt hơn các kiểu thức của Thái Lan. Chim Hong làm bằng gốm đất nung Phan cho thấy sự chuyển tiépquâ' độ giữa cổ vật dài. Chim Hong được trang trí với motif đường tròn trên cánh và các mẫu trang sức trên cổ chim. Những tua dây leo xoắn cuộn từ mỏ chim trong khi đuôi mắt hình tam giác xoắn cuộn dài ra từ con mắt tròn nhỏ. Kích cỡ Hamsa thông thường phù hợp với trọng lượng. Con vật thuộc về thiên giới này thường được làm bằng đồng thiếc hoặc gốm, có đặc điểm mỏ dày, mập mạp và ngắn ngủn như bị cắt ngang đột ngột...
Nhìn chung, Hamsa từ một linh điểu thần thoại Hindu đã tiếp tục hoá thân thành Hongsa, Hintha, Hong… trong Phật giáo Tiểu thừa và trong ngữ cảnh văn hoá Hán đã thành chim nhạn trong văn hoá Phật giáo Đại thừa. Ở xứ ta, Hamsa chỉ thấy trong di vật Hoàng thành Thăng Long, tức khá hiếm hoi so với chim phượng, uyên ương. Có điều, như đã nói trên, hình dáng cột phướn saothong có chim Hóng Hamsa đứng trên đầu cột ngậm lá phướn (gọi là thong) dường như khá tương đồng với cây cột phướn được kể trong các truyện dân gian truy nguyên về nguồn gốc cây phướn ở xứ ta. Có điều, ở đây, ngỗng trời Hamsa đã được thay thế bằng con quạ (có dị bản là diều). Phải chăng để khế hợp với tình tiết của câu chuyện về bộ lòng ruột bị vất bỏ hôi thối, tác giả dân gian đã biện sự bằng cách thay ngỗng trời bằng loài chim ăn tạp là quạ? Dù đổi thay như vậy, ý nghĩa biểu trưng của cây phướn vẫn hàm chứa nguyên nghĩa của nó. Ở đây cũng cần lưu ý thêm rằng, bộ lòng, với ruột già, ruột non lòng thòng (được cho là hình tướng nguyên mẫu của lá phướn) trong Phật giáo là biểu thị cho sự biến đổi vô thường: mọi vật thực vào đến ruột đều bị biến hoá thành cái khác, hoặc hữu ích hay chất thải hôi thối vô ích. ( Huỳnh Thanh Bình ).
13/ Thần Bò Kamđênu .
Nhiều Đền thờ Bò được xây dựng trên khắp đất nước Ấn Độ
Trong văn hóa của người Ấn Độ, bò là loài vật thiêng liêng, được tôn thờ như những vị thần, Bò là linh vật ở Ấn Độ, nhất là với cộng đồng theo đạo Hindu. Những tín đồ Bàlamôn giáo thờ con bò, người theo đạo Bàlamôn tôn thờ con bò như đấng thiêng liêng của mình, họ không ăn thịt bò, thậm chí còn ví vẻ đẹp đôi mắt của thiếu nữ như mắt bò cái. Điều đó chứng tỏ ở đây xa xưa cộng đồng người ở đây đã lấy con bò làm tổ tiên của mình.Người Hindu coi bò là linh vật, nhưng trâu thì không.Sự thần thánh của bò bắt nguồn từ việc bò là vật cưỡi của thần Shiva. Đây là con bò mộng Nandi. Bò thần Nandin hay còn gọi là Nandi, Nandil, còn có tên khác là Kapin (hoặc Kapil) được người ta cho rằng là hai mắt tròn, bò Nandin còn có con mắt thứ ba. Con mắt này gọi là thiên nhãn phát ra những phép thuật nhiệm mầu và là mối liên kết giữa con người và thần linh. Đối với người Chăm thì Nandin biến thành bò thần Kapin và trở thành nhân vật trong truyện cổ dân gian Chăm theo đó con bò này được thờ như là một vị thần có nhiều quyền năng.
Bò là linh vật ở Ấn Độ, nhất là với cộng đồng theo đạo Hindu.
Theo truyền thống, người Ấn chỉ kiêng ăn thịt bò tuy vậy họ không kiêng uống sữa bò người Ấn giáo lại không dùng thịt bò và khi tới Ấn Độ thì tránh mang những món hàng làm từ da thuộc vì bò được xem là con vật linh thiêng ở nước này.Sự tôn sùng bò như vậy nên ở Ấn Độ xảy ra hiện trạng là bò tự do đi lại lung tung và phóng uế bừa bãi .Cũng ở Ấn Độ, việc tôn sùng quá mức đối với con bò đã khiến một con bò bị dị tật bẩm sinh hay một con bò 6 chân ở Ấn Độ đã được nhiều người dân nơi đây sùng bái, tôn thờ. Người dân Ấn Độ tin rằng con bò này mang lại may mắn cho bất cứ ai chạm vào cặp chân thừa trên cổ của nó. Một số người còn khẳng định rằng nó là biếu tượng của vị thánh Hồi giáo, người ta còn đến để xem cặp chân thánh và thể hiện sự kính trọng của họ bằng tiền quyên góp, mọi người cũng chào đón mẹ bò và xin phước lành. Hầu như ai cũng muốn chạm vào cặp chân thừa.
Trong văn hóa của người Ấn Độ, bò là loài vật thiêng liêng được tôn thò như những vị thần
Ngoài ra tại Ấn Độ và Mã Lai những vùng thuộc ảnh hưởng của Văn hóa Ấn Độ giáo, bò cũng có vai trò nhất định, chẳng hạn như bò tót được xem là biểu tượng của sức mạnh và sự cường tráng. Ở Thái Lan, bò tót đỏ (tiếng Thái: กระทิงแดง Krathing Daeng) là biểu trưng cho sản phẩm nước uống tăng lực nổi tiếng bò húc.Thần bò Kamđênu được thần Krisna (kiếp thứ 8 của Visnu) chăn dắt, suốt đời đi theo Krisna. Thần Kamđênu được quan niệm là do thần Brama tạo ra đồng thời với đẳng cấp Bàlamôn và được coi là mẹ của hầu hết các thần. Vì vậy, cho đến nay, bò được coi là một con vật thiêng liêng. Tín đồ đạo Hinđu không những kiêng ăn thịt bò mà còn không dùng những đồ dùng làm bằng da bò.Đạo Hinđu cũng chia thành hai phái là phái thờ thần Visnu và phái thờ thần Siva.Mỗi buổi sáng, tín đồ phái Visnu dùng son vẽ lên trán, còn tín đồ phái Siva thì bôi lên lông mày một vạch ngang bằng than phân bò cái hoặc đeo ở tay, ở cổ cái linga. Tuy nhiên hai phái đó vẫn đoàn kết với nhau và có khi cùng cúng tế trong một ngôi đền. Đạo Hinđu cũng chú trọng thuyết luân hồi, cho rằng con người sau khi chết, linh hồn sẽ đầu thai nhiều lần. Mỗi lần đầu thai như vậy con người sẽ sung sướng hơn hay khổ cực hơn kiếp trước là tuỳ thuộc vào những việc làm của kiếp trước tức là quả báo (Karma).
Sự ra đời của thần Ganesha từ một mảnh vải là một phép lạ do Thần cha (Shiva) ban phát, vì thế đứa bé không sống lâu, trong một thời gian rất ngắn, một cái chết an lành sẽ đến với đứa bé yểu mệnh này, và ngay sau đó đầu đứa bé rơi xuống đất. Parvati đau đớn tột cùng. Nàng ôm lấy xác con và nức nở khóc. Nàng không ngớt gào lên: “Bé con của tôi, bé con của tôi”. Kinh ngạc, Shiva cầm lấy cái đầu của con mình và dịu dàng nói với nữ thần, nàng hãy thôi buồn khổ, ta sẽ cho con nàng sống lại. Thần Shiva khuyên nàng hãy chắp cái đầu này vào giữa hai vai đứa bé. Nữ thần Parvati làm theo lời chồng, nhưng cái đầu không khớp một cách vững chắc. Khi đó từ trên trời có một giọng nói vang lên: “Này ngài Shiva, cái đầu của con trai ngài sinh ra với một thương tổn do hành tinh của những kẻ tự vẫn tạo nên, vì vậy, nó không thể sống được với cái đầu đó, hãy đặt một cái đầu của ai đó lên hai vai nó và làm cho nó sống lại, và vì đứa bé con ngài đang có định mệnh hướng Bắc, hãy mang đến một cái đầu của ai đó đang hướng về phía Bắc và chắp vào cho đứa bé”. Khi nghe giọng nói của trời, thần Shiva gọi Nandin đến và trao cho nó nhiệm vụ đó.
Nandin lang thang khắp ba vũ trụ rồi đến Amaravati nơi trông thấy Airavata, con voi của Indra với cái đầu hướng về phía bắc. Một cuộc chiến giữa Nandin (tôi tớ của Shiva) và con voi, đạo quân của Indra. Cuối cùng, Nandin hùng mạnh đã chiến thắng, đem đầu voi Airavata về cho thần Shiva, thần Shiva vui mừng ôm hôn Nandin và đặt cái đầu voi lên giữa hai vai của con ngài. Ngay khi cái đầu voi đặt đúng khớp, đứa bé trở nên rất sinh động. Vị thần hơi lùn mập, bụng phệ, với khuôn mặt của vua – voi, sáng như mặt trăng và đỏ au như hoa hồng. Thần có bốn cánh tay, ba con mắt xinh đẹp của thần lấp lánh trước sự hiện diện của Shiva.
Đối với người Chăm, họ thần tượng con bò đực (Nandin) người Chăm gọi còn gọi là Limoaw Kapil. Bò Nandin có vai trò rất quan trọng không những trong kiến trúc, điêu khắc mà còn trong đời sống tâm linh tín ngưỡng tôn giáo của người Chăm mà ở bất kì địa vị nào trong xã hội, quý tộc, tu sĩ, thường dân. Tầng lớp Sudra (nô lệ) khi chết đều hỏa táng đều có hình tượng bò Nandin trong dàn hỏa táng và nó đã đi vào đời thường của từng con người Champa xưa cũng như người Chăm hiện nay. Trong đám tang của người Chăm Bà La Môn bò Nandin thường được làm biểu tượng “Heng” mà Chăm gọi là Limoaw Kapil. Limoaw Kapil là một trong những biểu tượng được vẽ đầu tiên và dán trên nhà hỏa táng và đòn khiêng.Nandin lang thang khắp ba vũ trụ rồi đến Amaravati nơi trông thấy Airavata, con voi của Indra với cái đầu hướng về phía bắc. Một cuộc chiến giữa Nandin (tôi tớ của Shiva) và con voi, đạo quân của Indra. Cuối cùng, Nandin hùng mạnh đã chiến thắng, đem đầu voi Airavata về cho thần Shiva, thần Shiva vui mừng ôm hôn Nandin và đặt cái đầu voi lên giữa hai vai của con ngài. Ngay khi cái đầu voi đặt đúng khớp, đứa bé trở nên rất sinh động. Vị thần hơi lùn mập, bụng phệ, với khuôn mặt của vua – voi, sáng như mặt trăng và đỏ au như hoa hồng. Thần có bốn cánh tay, ba con mắt xinh đẹp của thần lấp lánh trước sự hiện diện của Shiva.
Nữ thần Bò
Bò Nandin được tạc tượng bằng đá và nghệ nhân làm bằng chất liệu đá. Với tư thế hai chân trước và hai chân sau quỳ phục, đây là tư thế phổ biến ở điêu khắc bò thần Champa. Ngoài ra thân bò có cục bướu tròn tạo cho con bò rất uy nghi, đặc biệt là có 3 mắt. Bò này được thể hiện rất nhiều ở các công trình kiến trúc và nhất là ở điêu khắc với ý nghĩa là Bảo vệ và thường đặt ở lối vào ngay ở trước cửa tháp Champa cổ. so sánh với bò thần Nandin khơme có những nét thô đầu to và sừng vuốt cong, không có trang trí hoa văn. Nhưng nhìn chung, có phong cách gần gũi với bò Nandin Chămpa.Trong văn hóa của người Ấn Độ, bò là loài vật thiêng liêng, được tôn thờ như những vị thần, nhất là với cộng đồng những người theo đạo Hindu, bởi bò mộng Nandi vốn là con vật cưỡi của thần Shiva – đấng Hủy diệt, một trong ba vị thần tối cao nhất Ấn Độ giáo. Do đó, người Ấn Độ kiêng ăn thịt bò, tuy nhiên sữa bò vẫn được sử dụng.
Con bò được gọi là thánh Hindu demi-thần, hay còn gọi được gọi là Nandi; Nandi là một người cận thần của vị thần của Shiva. Ngôi đền Dodda Basavana Gudi được cho là ngôi đền lớn nhất thờ vị thần bò Nandi trên thế giới. Bò Nandin là linh vật thần Shiva (thần hủy diệt, một trong ba vị thần của Hindu) thường cưỡi, là “Mẹ của quá khứ và tương lai”, cung cấp sữa nuôi sống con người và giúp trị bá bệnh.
Ấn Độ là đất thánh của bò, khắp hang cùng ngõ hẻm, từ thủ đô tráng lệ đến từng hộ gia đình, bò thân thiết như thành viên trong nhà. Khác với khỉ quậy phá, quạ ồn ào; bò đủng đỉnh, sống chậm và vô lo như người dân Ấn. Có bò được mặc áo, có nhà hẳn hoi; còn bình thường chúng sống tự do, ăn ngủ, thải… đâu cũng được.
Bò ở Ấn Độ, còn hơn cả VIP, ai cũng phải nhường đường, nhường chỗ, kể cả nguyên thủ quốc gia. Bò cũng là nguyên nhân của vô số nạn kẹt xe vớ vẩn khi nổi hứng nằm ngang giữa đường. Nhiều nước xem thịt bò là thực phẩm số 1 còn Ấn Độ thì ngược lại, không ai dám ăn. Ăn thịt bò là phạm thượng, khi thần. Chỉ dám dùng chất thải của hậu duệ thần Nandin là nước tiểu và phân để chữa… bá bệnh, từ cảm mạo đến ung thư.
Ngôi đền Dodda Basavana Gudi được cho là ngôi đền lớn nhất thờ vị thần bò Nandi trên thế giới.
Trong thần thoại, Kamdhenu là Thần Bò, được Krishna chăn dắt, suốt đời đi theo Krishna. Bốn chân của Thần Bò được coi như bốn bản kinh Veda. Mỗi bộ phận trên cơ thể thần bò đều có một ý nghĩa tôn giáo: cặp sừng là biểu tượng của thần thánh, mặt bò là biểu tượng của mặt trời và mặt trăng, vai là thần lửa Agni, bốn chân tượng trưng cho dãy Himalaya. Thần bò được thần Brahma tạo ra cùng lúc với đẳng cấp Bà La Môn. Trong khi các giáo sĩ Bà La Môn đọc kinh Veda, thần bò lấy sữa của mình tạo ra bơ tinh khiết, dùng cho việc đốt lửa cúng tế.
Sau thời đại Sử thi, việc tế sinh giảm dần vì người theo đạo Hindu chuyển sang ăn chay - ảnh hưởng của đạo Phật và đạo Jain, đặc biệt là đối với tầng lớp giáo sĩ Bà La Môn và bình dân tự do. Dần dần bò được coi là Gaumata (Mẹ Bò), rồi Aditi (Mẹ của Các Thần). Việc phái Vaishna (tín đồ theo Vishnu) nổi lên trong đẳng cấp trung lưu sung túc và đẳng cấp thấp (thể hiện qua nhân vật Krishna chăn bò) giúp củng cố sự tôn vinh bò về mặt tôn giáo. Một số yếu tố khác dẫn đến việc tôn bò là vật thiêng: kinh Veda có sử dụng hình ảnh của bò; việc giáo sĩ Bà La Môn cấm giết bò; và khi người Hồi giáo đến xâm lược, biểu tượng bảo vệ bò được đưa ra nhằm khẳng định tình đoàn kết giữa các tôn giáo bản địa.
Những tín đồ đạo Hindu tin rằng, uống một cốc nước tiểu ấm trước bình mình từ những con bò cái còn zin có thể chữa bệnh hiểm ác này.
Thậm chí, nhóm người này còn khẳng định, thứ “thần dược” đó có thể chữa được nhiều bệnh khác nữa. Họ sùng bái bò như một loài vật linh thiêng, mang lại sự thịnh vượng.
Ông Jairam Singhal, 42 tuổi, đã uống nước tiểu bò trong hơn 10 năm nay. Nhân chứng này khẳng định “chắc như đinh đóng cột” về lợi ích của nước tiểu bò còn trinh tiết đối với sức khỏe con người.
Xin theo dõi tiếp bài 16. dienbatn giới thiệu .
Đăng nhận xét
Vui lòng không Spam