CÁC VỊ THẦN ẤN ĐỘ TRONG TÍN NGƯỠNG BÀ LA MÔN VÀ HINDU GIÁO.

Lời tựa : Lẽ ra các bài tiếp theo trong mục : MẬT TÔNG - ĐẠO PHÁP - HUYỀN MÔN là những bài trong tập 2 cuốn THẦN THÁNH TRUNG HOA do bác Nhược Thủy dịch. Tuy nhiên  dienbatn đăng tiếp loạt bài  CÁC VỊ THẦN ẤN ĐỘ TRONG TÍN NGƯỠNG BÀ LA MÔN VÀ HINDU GIÁO để thay đổi không khí . Loạt bài viết này , dienbatn biên soạn lại theo những tư liệu sưu tầm được, những tư liệu đã đăng trên internet . Do vậy có thể có nhiều đoạn không ghi nguồn xuất xứ . Mong các tác giả lượng thứ khi dienbatn trích dẫn mà không ghi nguồn. dienbatn chỉ biên tập lại thành hệ thống làm tư liệu của mình và giúp các bạn tư liệu khi cần khảo cứu. Xin chân thành cảm ơn các tác giả đi trước. Thân ái . dienbatn.

10/ Thần Khỉ Hunuman được coi là thần Sức Mạnh và thần Trung Thành .


Hanuman (tiếng Phạn: हनुमान्, IAST: Hanumān, tiếng Miến Điện: ဟာနုမန်, phát âm [hànṵmàɴ], tiếng Indonesia: Hanoman, Bản mẫu:Lang-jv, tiếng Thái: หนุมาน, tiếng Lào: Hunlaman, tiếng Mã Lai: Andoman, tiếng Tamil: அனுமன்) là một nhân vật trong thần thoại Hindu được kể lại trong sử thi Ramayana. Trong sử thi, Hanuman đã giúp đỡ cho người anh hùng Rama trong cuộc chiến chống lại vua quỷ Ravana.
Thần khỉ Hanuman là nhân vật trung tâm trong hai bộ sử thi vĩ đại và lừng danh của Ấn Độ là Ramayana và Mahabharata.
Hanuman theo sử thi Ấn Đô.

Các đền thờ khắp nước Ấn Độ đều có hình ảnh Hanuman, vị thần khỉ nổi tiếng với vũ khí là quả chùy (gada), biểu tượng của lòng dũng cảm. Thần rất sùng bái người bạn của mình là Rama (vị vua anh hùng được kể trong sử thi Ramayana), và cũng được Rama thương yêu nhất, nên có khi người ta vẽ Hanuman với hình Rama xăm trên ngực .
Rama được coi là hóa thân của Vishnu, là Đấng bảo tồn trong quan niệm Trimurti của Ấn giáo. Trong cuộc chiến đấu giữa vua Rama anh hùng và quỷ Ravana, thì Hanuman là người phụng sự vua đắc lực nhất, trung thành với vua nhất.
Thần thoại Ấn Độ qua mấy ngàn năm không ngừng truyền tụng các kỳ tích của Hanuman, để rồi Hanuman sớm trở thành một hình ảnh quen thuộc, phổ biến của mỹ thuật Ấn giáo. Tất cả những điều ấy đã hàng bao thế kỷ củng cố đức tin của người Ấn Độ rằng sùng kính thờ phụng Hanuman thì chắc chắn sẽ được Hanuman phù hộ khỏi tà ma quấy phá. Ngày thứ ba hàng tuần là ngày vía của Hanuman, và hàng triệu tín đồ Ấn giáo đều dâng lễ cầu nguyện thần khỉ phù hộ cho họ được khỏe mạnh, sung túc.
Hanuman trên sân khấu Khon Thái Lạn.
Thần Khỉ Hanuman với bàn thủ ấn ban phước.
Trên sân khấu vũ kịch mặt nạ Khon truyền thống của Thái Lan, Hanuman từ lâu đã trở thành nhân vật quen thuộc đến độ dù thần khỉ được thể hiện qua bất kỳ hình thức mặt nạ nào thì trẻ em Thái Lan vẫn có thể dễ dàng nhận diện ngay nhân vật chúng hâm mộ. Thực vậy, các nghệ nhân, nghệ sĩ Thái đã khai thác một cách đầy hứng khởi những thần tích của Hanuman căn cứ theo Ramakien, tức là bản tiếng Thái của sử thi Ramayana.
Rama có vợ là Sita, và có thần khỉ Hanuman phụ tá.
Thật ra còn có các loại mặt nạ khác để diễn viên đóng vai Hanuman trên sân khấu khon. Mỗi loại mặt nạ tương ứng với từng hồi của vở sử thi Ramakien. Một bộ sưu tập tư nhân đã có sáu mặt nạ được mô phỏng theo các mặt nạ trên sân khấu khon. Qua đó, người ta có thể thấy được tay nghề tinh xảo của nghệ nhân Thái Lan. Tất cả sáu mặt nạ này đều do hai bàn tay khéo léo của một nghệ nhân duy nhất sáng tạo nên, và gồm sáu kiểu sau đây: 1. Hanuman - chiến sĩ; 2. Hanuman - toàn năng; 3. Hanuman - thiếu niên; 4. Hanuman - thái tử; 5. Hanuman - nhà vua; 6. Hanuman - ẩn sĩ. ( http://vi.wikipedia.org/).
Lord Hanuman nâng mount Dronagiri.
Là con khỉ trung thành phụ giúp Rama trong cuộc tìm kiếm nàng Sita. Hanuman được tôn thờ khá phổ biến đối với những người Ấn giáo thuộc Nam Á châu.Trong Ramayana có kể về chuyện Hanuman trở thành khỉ chúa và dẫn đàn khỉ đi tìm ở khắp Ấn Độ khi nàng Sita bị bắt cóc. Sau cùng nó đã tìm thấy nàng trong một khu rừng của quỷ vương Ravana ở Tích Lan. Qua bao cuộc chiến đấu
và mưu mô, Hanuman đã cứu được công chúa Sita cho chủ mình. Bất cứ thân tướng gì mà Hanuman hiện ra, người ta đều dễ dàng nhận được vì Hanuman thường được tô điểm với màu đỏ.
Hanuman là vị thần khỉ nổi tiếng trong sử thi Ramayana, được miêu tả là có thân người, mặt khỉ và một chiếc đuôi dài. Có rất nhiều đền thờ Hanuman ở khắp đất nước Ấn Độ.
Hanuman là Thần Khỉ. Theo truyền thuyết Ấn giáo, Hanuman là thuộc hạ thân tín và một lòng một dạ của Rama, một nhân vật chính trong truyện truyền kỳ Ramayana. Có truyền thuyết cho thần là con của Shiva, thần Nọc Lửa (Pillar of Fire), có truyền thuyết lại là con của Vayu, Thần Gió (vì thế được cho là vị thần bay nhanh như gió, theo biến âm v=b, Vay- = Bay. Bay liên hệ với gió: gió bay). Về tên Hanuman, theo nguồn gốc dựa vào Phạn ngữ thì hanu- là hàm (jaw). Hanu- ruột thịt với Việt ngữ hàm. Và -man có nghĩa là méo mó. Hanuman là ‘người có hàm méo mó’. Theo nguồn gốc dựa và ngôn ngữ Nam Ấn thì Tiền-Dravidian ngữ hanuman là ana-mandi có nghĩa là con khỉ đực. Ana-mandi Phạn hóa thành Hanuman.
Theo truyền thuyết thì Hanuman hồi nhỏ là một con khỉ con tưởng mặt trời là một trái xoài chín nên đánh nhau với thần Rahu, một vị thần hành tinh có nhiệm vụ tạo ra nhật thực. Hanuma cướp lấy mặt trời. Rahu báo cáo với thần Trời Indra nên Indra tức giận dùng búa thiên lôi ném làm vỡ hàm của Hanuman vì thế mới có tên là “bị hàm méo’. Cha của Hanuma là thần Gió tức giận bèn thâu tóm hết không khí nhốt lại khiến cho vạn vật, muôn sinh ngộp thở. Vì thế Indra phải chịu nhường nhịn, rút lấy búa thiên lôi ra và Hanuman hồi sinh lại. Truyền thuyết này cho thấy hai nghĩa của Hanuman đều có lý.
Bộ linh phù hộ thân của Hanuman 
Dưới đây là bộ linh phù hộ thân của thần khỉ Hanuman. Bộ linh phù này có trên 50 dạng biến hoá khác nhau. Người ta có thể xăm vào người, vẽ vào áo lót hộ thân, hoặc vẽ lên vải để trấn nhà, để thờ...
Phù chú về Hanuman ban đầu nhìn cũng khá phức tạp. Nhưng nếu nghiên cứu kỹ, ta sẽ thấy chỉ có một vài qui tắc cơ bản mà thôi.
Bốn bức vẽ sau đây là những dạng thức đơn giản nhất. Công năng chính là để hộ thân.
Thần chú hộ mạng khi gặp chuyện xảy ra (ẩu đả, đao kiếm, súng đạn) : 
Săn tăn sô tăn băn - chăc khú tế lứt đênh dớt một nhìn - mành khênh mành khênh. 




Những hình tướng khác nhau của thần khỉ phù hợp với từng giai đoạn luyện phép và dành riêng cho từng ngành nghề trong cuộc sống.
Các hình tướng sau có thể xăm vào người hoặc in vào vải, pháp sư vừa xăm vừa đọc kinh vô phép hà hơi vào hình.






Thần khỉ Hanuman hàng phục Naga – Phép luyện dành cho ngườI đi rừng, trừ độc.

Phép ông Tề được vẽ vào vải vàng hoặc vải đỏ treo trong nhà để thờ, trấn tà, bảo hộ gia cang, chống khắc đạo. Nền vải màu đen là các phép được những tay kinh doanh lợi dụng mà in ấn lên áo thun để bán cho du khách. 



Bùa ông Tề được vẽ vào khăn thờ hoặc mang theo hộ thận

Hình tướng này được dùng cho một số trường hợp đặc biệt như luyện phép, giữ vật...

Sau đây là một số bùa Hanuman với tư thế Tề ra trận. Đây là hình tướng dữ dằn nhất của bùa Tề. Thường là hóa thân 4tay, 6 tay,8 tay và dữ tợn nhất là 10 tay với các món binh khí khác nhau. Có hình đạp mây, có hình cưỡi linh vật... Các hình tướng này đều gắn liền với thần tích trong sử thi Ramayna lúc tướng khỉ Hanumal giúp đỡ Rama chiến đấu với quỷ vương Ravana. Các vị pháp sư có thể cấp khăn cho học trò mang theo khi lâm trận, vẽ vào mặt trước của áo để hộ thân và chiến đấu, xăm vào lưng cùng với bài kinh Phật tổ, vẽ vào sắc để thờ, để trấn tà ma...
Thần chú gọi ông Tề ra trận:
Tích săn bách- buôn săn bách -măn săn bách- Ề hế ề hí ná bà nắc.
Thần chú xuất quyền Tề Trung thiên:
Puôl đờ ta bộ lâm.






( Theo Minh Thông - Thegioivohinh ).
Lễ hội Diwali, tổ chức của Ấn Độ giáo, Kỳ Na Giáo, Phật tử, và người Sikh trên khắp thế giới. Trong Diwali, ban đầu là một lễ hội thu hoạch, các loại đèn được thắp sáng để ăn mừng chiến thắng của thiện trước cái ác, pháo hoa được đặt ra để xua đuổi các linh hồn quỷ dữ, và cầu nguyện cho sự thịnh vượng được cung cấp cho Lakshmi, nữ thần của sự giàu có. Thu thập ở đây là những hình ảnh của lễ hội năm nay, cử hành màu sắc thế giới của họ, cho lời cầu nguyện, và chúc nhau một Diwali hạnh phúc.


Một người đàn ông Ấn Độ ăn mặc như một vị thần khỉ Hanuman chuẩn bị cho một đám rước tôn giáo trước Diwali, ở Allahabad, Ấn Độ, ngày 12 tháng 11 2012. (AP Photo / Rajesh Kumar Singh)


Ấn giáo trên toàn thế giới gần đây đã tổ chức Diwali, một năm ngày "lễ hội đèn" đánh dấu năm mới và tôn vinh các nguyên tắc tốt trên sự dữ. Một nghi lễ Diwali được tôn vinh Lakshmi, nữ thần Hindu của sự giàu có và thịnh vượng. Nhân dịp này cũng được tổ chức với pháo hoa, chia sẻ kẹo và quà tặng, và nhà trang trí với đèn và nến. Diwali là ngày lễ chính thức ở Ấn Độ, Nepal, Sri Lanka, Myanmar, Mauritius, Guyana, Trinidad & Tobago, Suriname, Malaysia, Singapore.

Shree Hanuman Chalisa 


Xin theo dõi tiếp bài 14. dienbatn giới thiệu.

Đăng nhận xét

Vui lòng không Spam

 
Top
cho tat ca link nofollow