CÁC VỊ THẦN ẤN ĐỘ TRONG TÍN NGƯỠNG BÀ LA MÔN VÀ HINDU GIÁO.

Lời tựa : Lẽ ra các bài tiếp theo trong mục : MẬT TÔNG - ĐẠO PHÁP - HUYỀN MÔN là những bài trong tập 2 cuốn THẦN THÁNH TRUNG HOA do bác Nhược Thủy dịch. Tuy nhiên  dienbatn đăng tiếp loạt bài  CÁC VỊ THẦN ẤN ĐỘ TRONG TÍN NGƯỠNG BÀ LA MÔN VÀ HINDU GIÁO để thay đổi không khí . Loạt bài viết này , dienbatn biên soạn lại theo những tư liệu sưu tầm được, những tư liệu đã đăng trên internet . Do vậy có thể có nhiều đoạn không ghi nguồn xuất xứ . Mong các tác giả lượng thứ khi dienbatn trích dẫn mà không ghi nguồn. dienbatn chỉ biên tập lại thành hệ thống làm tư liệu của mình và giúp các bạn tư liệu khi cần khảo cứu. Xin chân thành cảm ơn các tác giả đi trước. Thân ái . dienbatn.
3. Các vị thần khác .
3/ Nữ Thần  Parvati .( Pârvatĩ , Parvati, Uma, Durga, Kali, Shakti ).




Trong Hindu giáo , Parvati được gọi bằng nhiều cái tên khác Một số trong số đó là: 
* Ambika, có nghĩa là người mẹ 
* Gauri, có nghĩa là một trong những hội chợ 
* Shyama, có nghĩa là một tối 
* Kali, có nghĩa là một màu đen 
* Bhairavi, có nghĩa là tuyệt vời 
* Durga, có nghĩa là không thể tiếp cận 
* Bhavatarni, có nghĩa là ( cứu tinh ) của thế giới 
Parvati (Sanskrit: पार्वती, Kannada: ಪಾರ್ವತಿ IAST: Pārvatī) là một nữ thần Hindu Giáo. Parvati mang năng lượng nữ (Shakti), là vợ của Shiva và là hóa thân khuyến thiện của Đại Thiên Nữ Mahadevi. Parvati được xem là một hiện thân hoàn chỉnh của Adi Parashakti- nữ thần sáng thế tối cao, người mà tất cả các nữ thần khác đều là hiện thân của bà.
Trên danh nghĩa, Parvati là người phối ngẫu thứ hai của thần Shiva, vị thần phá hủy và tái sinh trong Hindu Giáo. Tuy nhiên, thần Parvati khác với thần Satī (thần hạnh phúc gia đình và tuổi thọ)- hóa thân của người vợ thứ nhất của Shiva. Parvati là mẹ của các nam thần và nữ thần như thần voi Ganesha và thần chiến tranh Skanda (Kartikeya). Ở vài nơi người ta còn tin rằng bà là chị em với thần sáng tạo Vishnu. Bà cũng được xem là con gái của thần tuyết Himavat. Bà còn có tên là Durga ( là một hóa thân khác của Parvati trong hình tướng nữ chiến binh cuồng nộ ).
Thần nữ Durga cưỡi sư tử giao chiến với quỷ Mahishasur .
Thần nữ Durga 10 tay.
Parvati được thể hiện là Durga một hình tượng hung dữ.
Parvati, khi được miêu tả cùng với Shiva, thường xuất hiện với hai cánh tay; nhưng khi được miêu tả một mình, thần có 4 hoặc 8 cánh tay có mang theo một con hổ hoặc sư tử. Thường được xem là nữ thần từ bi, Parvati cũng có các hóa thân: nữ thần 8 tay Durga biểu tượng của chiến thắng của cái Thiện trước cái Ác, nữ thần Kali hiện thân của sự hủy diệt vũ trụ, thần băng giá Shitala Devi, nữ thần sao Tara- người cứu giúp các linh hồn trong biển cả ảo giác, thần Chandi, thần Kathyayini, thần Mahagauri, thần hoa sen Kamalatmika, nữ thần Bhuvaneshwari- nữ thần của vũ trụ và của các thế giới, thần của ba thế giới Lalita và các vị nữ thần (Mahavidya) khác.
Nữ thần Kali .
Parvata là một từ tiếng Phạn (Sanskrit) mang nghĩa là "núi"; "Parvati" được dịch là "cô gái của núi"; Parvati được sinh ra là con của thần Himavat, vị chúa tể cai quản núi non và là hiện thân của thần núi Himalayas. Các tên khác của Parvati có liên quan đến núi là Shailaja (nghĩa là "con gái của núi"), Nagza hoặc Shailputri (nghĩa là "con gái của núi"), và 'Girirajaputri' (nghĩa là "con gái của vua núi").Tên Parvati thỉnh thoảng cũng được xem là biến thể của từ 'pavitra', có nghĩa là "thanh khiết" hay "thần thánh" theo tiếng Phạn.
Bà được biết đến với 108 tên trong tập Durga Saptashati. Những cái tên này bao gồm Ambika ('người mẹ trìu mến'), Gauri ('Mỹ Dung'), Shyama ('Hắc Dung'), Bhairavi ('tuyệt trần'), Kumari ('trinh trắng'), Kali ('da đen'), Umā, Lalita, Mataji ('người mẹ đáng kính'), Sahana ('tinh khiết'), Durga, Bhavani, Shivaradni hoặc Shivaragyei ('nữ hoàng của Shiva'), và hàng trăm tên khác. Cuốn Lalita sahasranama có danh sách đáng tin cậy 1000 tên gọi của Parvati.
Pho tượng Uma tại BTLSVN – TP. HCM.
Hai trong số các tên gọi ý nghĩa và nổi tiếng của Parvati là Uma và Aparna. Tên Uma được dùng cho Sati trong các truyện cổ xưa hơn, nhưng trong truyện Ramayana, tên này đồng nghĩa với Parvati . Trong Harivamsa, Parvati được xem là thần Aparna ('Người không cần ăn uống') và thần Aparna cũng được công nhận là một Uma, người mà vẫn được mẹ nuôi dưỡng trong sự khổ hạnh và thường khuyên ngăn bà bằng câu u mā ('ôi, đừng làm thế').
Parvati .
Có một sự mâu thuẫn đó là Parvati vừa là vị thần da sáng Gauri, vừa là vị thần da đen Kali hay là Shyama; điều này có thể được giải thích bằng thần thoại Hindu sau: Một lần, Shiva chế nhạo Parvati về làn da đen của bà. Parvati giận dữ bỏ đi và thực hành một chế độ tu tập khổ hạnh để hưởng ân huệ từ thần sáng thế Brahma là một làn da trắng.
Parvati cũng là nữ thần của tình thương và sự dâng hiến Kamakshi.
Là một hóa thân hiện thực của Adi parashakti, Parvati là nữ thần mang năng lượng nữ. Bà là một trong những vị thần mang đến năng lượng sống ('Shakti') cho tất cả các sinh vật; không có bà, mọi sinh vật sẽ bất động. Thân thể bà chính là năng lượng nữ; chính xác là, bà hiện diện trong mọi cơ thể sống dưới dạng năng lượng. Không có năng lượng, con người không thể làm gì, ngay cả không thể tập yoga.
Shakti cần thiết cho mọi cá thể sống, dù cho đó là ba vị thần tối cao Trimurti, là các thần (Deva), con người, loài vật hay ngay cả cây cối. Parvati là nguồn cung cấp năng lượng. Không có bà, sự sống hoàn toàn ngừng chảy. Năng lượng này cần thiết để nhìn, để nghe, cảm thấy, suy nghĩ, hít ra thở vào, đi đứng, ăn uống và nhiều thứ khác. Bà được tất cả các thần khác thờ phụng, gồm cả ba vị thần Trimurti, thần rishis, và tất cả các sinh linh khác cũng đều thờ phượng bà.
Một mật chú (mantra) tiếng Phạn nhắc đến bà là:
SARVARUPE SARVESHE SARVASHAKTI SAMANVITE BHAI BYASTRA HE NO DEVI DURGE DEVI NAMAUSTUTE
Có nghĩa là: Chúng ta cúi đầu trước thần Maa Durga, một hiện thân ác của Parvati, Người là nguồn gốc của mọi dạng sống (sarvarupe); người là chúa tể của muôn loài (sarveshe); mọi năng lượng tồn tại trong hình hài của Người(Sarvashakti samanvite); là Người đã phá tan mọi sợ hãi trên đời (bhai bhyastra).
Parvati không được miêu tả rõ rệt trong kinh Vệ Đà, dù rằng trong kinh Kena Upanishad (3.12) có nói đến một vị thần tên là Uma-Haimavati. Bà xuất hiện như là một shakti, hay năng lượng tối cần thiết, của Đấng Tạo Hóa tối cao Brahman. Vai trò chính của bà là người hòa giải, người mang trí tuệ của thần Brahma đến cho tam thần của Vệ Đà là Agni, Vayu và Indra, những vị thần huyên hoang khoác lác về các chiến công gần đây của họ chống lại quỷ dữ.Nhưng Kinsley lưu ý rằng: "Parvati được miêu tả về sau này với hình ảnh của nữ thần Satī-Pārvatī, dù rằng [..] các văn bản sau này tán dương Śiva and Pārvatī và kể lại câu chuyện đến nỗi không nghi ngờ gì nữa, Parvati chính là vợ thần Śiva." Cả các bằng chứng bằng văn bản và khảo cổ học đều chứng minh hình tượng Sati-Parvati xuất hiện trong thời kỳ sử thi (năm 400 trước Công nguyên–400 sau Công nguyên), khi mà cả truyện Ramayana và truyện Mahabharata đều miêu tả Parvati là vợ Shiva.( http://vi.wikipedia.org/),
Parvati .
 “Xưa kia, thần Daksha có một cô con gái xinh đẹp tên là Sati. Daksha mong có một chàng rể quý đẹp trai, danh giá hơn là anh chàng lông bông Shiva hay lê la cùng với bọn nghèo khổ. Tuy nhiên, trái với ước nguyện của cha mình, Sati đã trao cho Shiva trái tim mình ngay từ lần gặp đầu tiên bất kể vẻ ngoài kinh khiếp của chàng. Anh ta có làn da sạm nắng, tóc dài chấm vai, quấn một tấm khố bằng da hổ, tay cầm một cái chĩa ba và một cái trống damru. Một con rắn hổ mang quần trên cổ anh ta như một vòng đeo sống động. Khi Sati đến tuổi cập kê, theo phong tục, Daksha tổ chức một buổi lễ gọi là Swayamvara cho con gái yêu (Swayamvara= buổi lễ chọn chồng cho các cô gái). Daksha mời tất cả các vị thần trai trẻ xinh đẹp đến dự để Sati chọn, nhưng cố tình không mời Shiva. Sati lướt mắt tìm khắp nơi mà không thấy Shiva, cô liền khấn nguyện và tung vòng hoa lên trời. Vòng hoa bay lượn trên không trung và đáp xuống choàng vào cổ anh chàng Shiva đang ngủ vùi bên một đống tro sau một đêm say sưa hát hò cùng bè bạn. Daksha cay cú lắm nhưng đành phải gả Sati cho Shiva. Chàng đưa nàng về ngọn núi thiêng Kailash, lãnh địa của chàng. 
Vẫn còn oán ghét chàng rể điên điển nên vào một dịp lễ hội khác Daksha cố tình không mời Shiva đến dự. Sati phải về dự lễ một mình. Trong lúc hội hè tưng bừng Daksha lại buông lời sỉ nhục Shiva trước mặt tất cả các vị thần. Để bảo vệ danh dự của chồng, Sati nhảy vào đống lửa thiêng tự sát. (Đấy là nguồn cội của phong tục “Sati” của đạo Hindu. Theo phong tục này người vợ tự thiêu sau cái chết của chồng để bày tỏ sự chung thủy-Chúng ta không phán xét ở đây chỉ ghi nhận lại lịch sử và phong tục- NP). 
 Đau buồn vô hạn trước cái chết của người vợ yêu, Shiva mất trí. Ông bồng xác vợ tuôn chạy cuồng dại khắp nơi làm cho mặt đất chấn động, đe dọa tới sinh mạng của muôn loài. Để cứu thế giới, thần Vishnu liền hóa phép cắt thi hài của Sati thành nhiều mảnh rơi xuống nhiều nơi trên đất Ấn, Tuyệt vọng, Shiva lầm lũi quay về ẩn cư trên núi Kailash. Sati sau đó tái sinh làm con gái của thần núi Himavan (Himalaya) với tên Uma họ là Himavati, nhưng thường được biết đến với mỹ danh Parvati (nghĩa là vô tội, thánh thiện). Kiếp này Parvati cũng lại yêu Shiva vì số phận của họ đã đan bện vào nhau. Tuy thế, Shiva đã chọn một đời sống ẩn dật, tịnh khẩu, không tiếp xúc với người ngoài. Chàng suốt ngày ở trong hang đá đắm chìm với tình yêu vô vọng dành cho Sati. Trong khi đó, cô gái xinh đẹp con gái của thần núi Himalaya lại từ chối tất cả các lời cầu hôn của các chàng trai, giữ vẹn lòng chung thủy với người duy nhất mà cô yêu từ kiếp trước. Cô chờ đợi Shiva hết năm này sang năm khác và cầu nguyện sẽ được cùng chung sống với người yêu một lần nữa. Parvati sau đó bỏ vào rừng sống đời một đạo sĩ Yogi trong khu rừng bên cạnh hang đá của Shiva. Hàng ngày nàng vào hang quét dọn sạch sẽ, trang hoàng hoa rừng khắp hang đá nhưng thủy chung Shiva vẫn không để mắt tới bất cứ ai. Thần tình yêu Kamadeva (người tương truyền đã ban Kama Sutra cho dân Ấn) muốn giúp Parvati nên lẻn vào hang dùng cánh cung bằng cây mía bắn một mũi tên tẩm mật vào người Shiva. Shiva mở bừng con mắt thần giữa trán thiêu Kamadeva ra tro. Họ sẽ mãi ở cạnh nhau mà không bao giờ gặp nếu các vị thần không kéo đi khuấy Biển Sữa (Tích khuấy Biển Sữa xin xem ở đây) làm chất độc Halahala trồi lên đe dọa đến toàn bộ vũ trụ. Chỉ có một mình Shiva mới có thể cứu chuộc thế giới . Khi ấy Vishnu đã mang Parvati đặt trước mặt Shiva để đánh thức ông khỏi cơn trầm uất. Mặt đối mặt, họ nhận ra rằng mỗi người là một nửa của nhau và từ khoảnh khắc ấy, không gì có thể chia cắt họ được nữa. Với sức mạnh của tình yêu (chỉ sự hợp nhất toàn bộ các yếu tố và năng lượng của vũ trụ- NP), Shiva đã đánh bại thế lực hắc ám và cứu được thế giới. Khi cả hai tái hợp cùng nhau, sức mạnh tình yêu của họ đã phục sinh Kamadeva từ đống tro tàn…”
” Cặp đôi thần thánh này đã cứu thế giới không chỉ lần ấy mà còn nhiều lần sau này nữa. Lần nọ có một con quỷ hung bạo tên là Rakta Veeja (nghĩa là Hạt-Giống-Máu) đe dọa thế giới. Mỗi một giọt máu của nó rơi xuống chạm mặt đất sẽ biến thành hàng ngàn con quỷ con hung bạo giống hệt như nó. Không ai và không một vị thần nào có thể tiêu diệt được lũ quỷ sinh sản không ngừng ấy. Durga (Durga là một hóa thân khác của Parvati trong hình tướng nữ chiến binh cuồng nộ) nổi cơn thịnh nộ. Và từ con mắt thứ ba giữa trán của nữ thần xẹt ra một nữ thần da đen thui, tóc dài bay tung tõa và có bốn tay. Nữ thần này cầm  một thanh kiếm sắc, tay khác cầm một nắm đầu quỷ mới bị chặt, cổ đeo xâu chuỗi cũng bằng các đầu lâu quỷ và mặc một cái váy làm bằng các cánh tay bị chặt của quỷ. Mắt bà long sòng sọc, đỏ rực như than hồng. Đó chính là Kali (Sanskrit là Kaalaratri – Nữ thần đen như bóng đêm. Thường gọi là Kali nghĩa là ĐEN). Trông thấy bọn quỷ con, Kali gầm lên xông vào bọn chúng và chém như cắt rạ. Cái lưỡi của Kali thè dài ra hứng lấy tất cả những giọt máu mà Rakta Veeja tung xuống đất, chính vì vậy mà dừng lại được sự sinh sản ra bọn quỷ con. Cuối cùng chỉ còn lại mỗi mình Rakta Veeja, Kali chặt đầu con quỷ này và ăn sống nuốt tươi nó tránh để máu của nó có cơ hồi sinh trở lại. Sự khủng khiếp của cuộc chiến, cùng với lượng máu đầy chất độc của Sakta Veeja làm Kali mất tự chủ, hóa điên và nhảy múa cuồng loạn. Mặt đất rung chuyển dưới từng bước chân của vị nữ thần hung tợn và toàn bộ vũ trụ có nguy cơ bị tàn phá. Lần này đến lượt Shiva. Ông liền nằm xuống dưới chân Kali chịu đựng các cú giẫm đạp của bà cho đến khi bà kềm chế được cơn thịnh nộ. Chính vì thế, bạn sẽ thấy các nghệ sĩ mô tả Kali trong hình thức một nữ thần đen nhẻm cầm một hoặc một nắm đầu lâu, lưỡi thè lè ra khỏi miệng và dẫm lên thân thể một người đàn ông.” ( http://nguyenphunepal.blogspot.com/).
Shiva và Parvati .
Shiva làm tình với Parvati suốt một ngàn năm Không chịu xuất tinh. Với tính cách một tổ sư Yoga, Shiva cho thấy khả năng siêu quần của mình trong một kỹ thuật cơ bản của các nhà Yogi là phép bế tinh. Lão Giáo cũng coi bế tinh là nền tảng của thuật trường sinh. Tinh thay vì xuất ra, thì được hành giả tập trung ý chí, hình dung là nó được vận chuyển lên đỉnh đầu … Nhà sư Tuệ Tĩnh ở nước ta cũng đặt bế tinh đứng hàng thứ nhất trong bảy nguyên tắc dưỡng sinh của ông, bao gồm : bế tinh, dưỡng khí, tồn thần, thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình.
Màn ái tình không chấm dứt của Shiva cũng gây trở ngại cho vạn vật vì trong lúc Shiva dính liền với Parvati thế kỷ này qua thế kỷ khác thì Ma Quỷ nổi lên tàn phá thế giới. Shiva có sứ mạng làm cho Parvati sanh ra một vị Anh Hùng có khả năng hàng Ma diệt Quỷ. Nhưng Shiva lại không chịu cho tinh dịch của mình tràn ra trong người Parvati. Vishnu và chư Thần mới nghĩ ra một cách là nổi lửa quấy nhiễu Shiva. Shiva đành buông thả, nhưng lại xuất tinh ở ngoài thân thể Parvati. Thế là không có đấng Anh Hùng hạ sanh (chi tiết này mâu thuẫn với chuyện Skanda và Ganesh ). Người ta gắn liền chuyện này với lý tưởng Vô Sanh. Khi có người sắp chết, ở vùng Benares, thành phố của Shiva, người ta thường thì thầm một thần chú của Shiva vào tai kẻ ấy để mong làm đoạn tuyệt sự tái sanh. Kể cả tái sanh làm Anh Hùng …
 Shiva làm tình với Parvati  suốt 1000 năm không chịu xuất tinh ? Chư Thần phải khiến Agni, Thần Lửa và Kama, Thần Ái Tình, đến quấy nhiễu Ngài. Tâm Shiva rung động. Ngài xuất tinh trên Thần Lửa. Vị này vội vã đem tinh dịch ấy bỏ vào sông Hằng. Xin nhắc lại là Lửa cũng là một tính chất của Shiva, cũng như Thần sông Hằng, Ganga, thuộc về búi tóc của Ngài. Lửa đem tinh dịch của Shiva vào cái triệt tiêu chính nó, là Nước, để chỉ còn lại tinh dịch ở dạng tinh túy ! Cũng có thể nói tinh dịch của Shiva được thanh lọc hai lần : bởi lửa và bởi nước. Đương nhiên là Nước và Lửa đều thuộc về … Shiva !
Tinh dịch của Shiva sau khi được rửa bởi nước và lửa thì được các Nữ Thần của chòm sao Pleiades đem để trong một cái bình vàng. Ít lâu sau, nảy sinh ra Skanda. Ngài là biểu tượng của “đấng anh hùng đâu đấy tỏ”, có sức mạnh vô địch, sự dũng cảm không chùn bước trước bất cứ hiểm nguy nào, và lòng quả quyết không gì lay chuyển được. Skanda được giao cho chỉ huy Đạo Binh Thiên Quốc. Trên nguyên tắc Ngài có 6 cái đầu và cưỡi một con công, nhưng thường chỉ có một đầu trong các hình tượng.. Trong truyền thống Phật Giáo, thì Skanda là Bồ Tát Vi Đà (?) (Wei Tuo) chuyên đứng gác bên phải các cửa chùa. 
 Bên phía các Nữ Thần thì sự kiện một nguyên lý duy nhất thị hiện qua hai mặt đối nghịch nhau được thấy trong cặp Durga và Kali. ( Đều là những hóa thân của Parvati ).
   Vào một thời xa xưa, Quỷ Vương Mahisha và bộ hạ nổi lên chinh phục các tầng Trời và tàn sát chư vị Thiên Thần. Họ đến cầu cứu « Chúa Ba Ngôi » Trimurti. Ba Ngôi phóng linh quang như những lằn chớp sáng rực bầu Trời. Ở nơi hội tụ của ba luồng hào quang chói lửa đến từ Ba Ngôi Thiên Chúa nảy sanh ra một Nữ Thần, đó là Durga. Mỗi vị Thần trên Thiên Quốc đều tặng Durga một vũ khí hay một bảo vật để hàng phục quỷ vương. Shiva tặng cây đinh ba, Vishnu tặng đĩa Kim Luân và dây Quyên Sách, Surya, thần Mặt Trời, tặng cung tên, Chandra, thần mặt trăng, tặng cây búa rìu, Sơn Thần Himalaya tặng con sư tử, Thần Chết Yama tặng chày Kim Cương, Thần gió Vayu tặng ống loa, Hỏa Thần Agni tặng hỏa tiễn, v.v… Durga tượng trưng cho sự đón nhận của nữ tính, nên hội tụ mọi quyền năng của chư Thần. Các quyền năng ấy cũng biểu tượng cho các đức tính rất đa dạng nhưng cần thiết để hàng phục những khuynh hướng xấu trong tâm hồn mỗi người chúng ta. Để có được những đức tính ấy, chúng ta phải có thái độ sẵn sàng đón nhận, một thái độ gắn liền với nữ tính của Durga.
 Điểm đặc biệt là mặc dù Durga là một chiến tướng rất dũng mãnh quyết liệt, nhưng trong dân gian, Ngài lại được tôn thờ như một người mẹ tươi cười, từ ái, hiền hòa.
  Trong trận chiến chống lại ác quỷ, Durga chỉ huy một đội ngũ bảy nữ thần (sanh ra từ Durga, mỗi Vị mang đặc tính của một Nam Thần đã « đầu tư »  vào Durga), gọi là bảy bà mẹ (Sapta Matrika). Các Bà anh dũng thắng thế tiêu diệt đối phương. Tuy nhiên, khi quỷ bị giết hay bị thương, thì mỗi giọt máu của nó rơi xuống đất lại liền nảy sanh ra một con quỷ khác, cứ như thế, liên tu bất tận . Cuối cùng Durga ra lênh cho một Nữ Thần há to miệng nuốt hết những giọt máu từ ác quỷ tuôn ra, khiến quỷ không thể tái tạo được nữa, đem lại chiến thắng toàn diện. Vị Nữ Thần uống máu ấy là Kali, bà mẹ dữ tợn.
 Thêm vào đó, người mẹ cũng mang hai sắc thái : hiền từ, nhưng cũng có khi dữ tợn. Kali biểu tượng cho khía cạnh dữ tợn, đáng sợ, của người mẹ. Một mặt, có thể lý luận là nếu Kali giết được ma quỷ, thì Ngài cũng phải dữ dằn đáng sợ như ma quỷ. Mặt khác, người mẹ với trách nhiệm giáo huấn con cái, có thể trở thành nghiêm khắc, gắt gao, đáng sợ. Ngay cả khi đã trưởng thành người ta vẫn sợ sự phán xét của người mẹ, và mỗi khi làm chuyện gì người ta cũng thường lo lắng xem mẹ mình sẽ « nghĩ gì » về việc ấy. Điều này cũng đúng với người cha, nhưng liên hệ với người cha thường có tính cách gián tiếp, qua trung gian người mẹ, như ở đây Chư Thần hành động qua trung gian các vị Thần  Mẫu.
 Một chi tiết ngộ nghĩnh là ở Calcutta, có một lễ hội dành cho cặp Durga và Kali, kéo dài trong nhiều ngày, kết thúc bằng một màn lột quần áo của tượng các Thần Mẫu, trước khi liệng các Ngài xuống sông. Chưa hết người ta dùng gậy đập các bức tượng bằng đất ấy cho đến khi chúng tan biến trong giòng nước. 
Kali là một nữ thần đặc biệt ghê rợn. Nước da Ngài màu đen, tượng  trưng cho sự tan biến của mọi màu sắc. Khuôn mặt Ngài, với mái tóc dựng đứng, con mắt thứ ba nằm giữa trán (như Shiva), miệng mở to, lưỡi đẫm máu thò dài ra ngoài, gợi cho chúng ta hình ảnh Nữ Ác Thần Meduse trong huyền thoại Hy Lạp. Vả lại Kali cũng có khả năng hủy diệt đối thủ của mình bằng tia nhìn nảy lửa từ con mắt thứ ba của Bà, y hệt như Meduse. Vươn lưỡi ra thật xa cũng là một kỹ thuật Yoga. Thông thường trong thiền định người ta uốn lưỡi đặt lên hàm trên sau hàng răng cửa, nhưng cũng có Yogi cuộn hẳn lưỡi về phía sau, chặn đường hô hấp để đưa đến những cảm giác đặc biệt, hay đến … chết.
Nữ thần Kali .
 Kali thường trần truồng, một khía cạnh của phá chấp, hay của « sống thật » không che đậy giả dối. Ngài mang một sâu chuỗi gồm năm mươi sọ người, mỗi sọ ứng với một chữ trong vần Sanskrit, chứng tỏ sự thông thái, hay sự phù phiếm của « danh sắc » (nama ruppa – trong thập nhị nhân duyên). Kali cũng nhảy múa điên cuồng như Shiva, tương truyền do chất độc chứa trong máu của ác quỷ mà Ngài đã phải uống trọn như đã kể ở trên. Nhắc lại là Shiva cũng đã từng phải uống chất độc khi chư Thần và Ma Quỷ cùng hè nhau quậy « Biển Sữa ». Vũ điệu của Kali cũng tàn phá mọi sự vật (như Shiva), và cũng cần được ngăn chặn. Vị Thần ngăn được điệu vũ hoại diệt của Kali không phải là Vishnu như thường khi có hiểm nguy cho vạn hữu, mà đặc biệt lần này lại là Shiva. Shiva nằm xuống dưới chân Kali, và vị Nữ Thần ngừng  dẫm tan thế giới. Hình tượng Shiva nằm trong tư thế này tựa hồ như người chết. Người ta cũng nói Kali là chữ « i » trong tên Shiva. Mất chữ « i » ấy thì Shiva trở thành « shv » (đọc là shuw), nghĩa là thân xác không còn sinh khí. Có thể hiểu rằng : Shiva trút bỏ sự sống cá biệt của mình, chết đi, để Kali, sự sống thật, sự sống của Toàn Hữu, nổi lên đạp trên sự chết. Chiến thắng sự chết là một đề tài thường thấy trong Phật và Ky Tô Giao, cũng như trong triết học Hy Lạp (phái Stoïcien và Epicurien).

Shiva được coi như cha của Kali. Thật ra, như đã nói ở trên, mọi Nữ Thần đều đến từ nữ tính của Shiva. Một hình ảnh của Kali hình dung Bà quỳ trên người Shiva, dương vật của Shiva trong âm hộ của Bà. Một tay Kali cầm lưỡi liềm đẫm máu, tay kia cầm một cái mâm trên đó có đặt thủ cấp của chính Bà. Một tia máu phun từ thủ cấp trên mâm vào miệng của Kali. Trong một hình ảnh khác, Kali cũng với hai cái đầu, đầu nọ uống máu phun ra từ đầu kia, ngồi trên một cặp trai gái đang làm tình. Người đàn bà, Ratti, nghĩa là lạc thú, ở trên người đàn ông, Kama, là « dục », hay Thần Ái Tình. Một hình ảnh khác nữa hình dung Kali nhảy múa đạp trên Ratti và Kama (vẫn đang làm tình), có thể được hiểu là Kali chà đạp lạc thú và ái tình, tức mang đức tánh tu hành khổ hạnh. Nhiều nhà khổ hạnh hay Đạo Sĩ tự cho mình là « tình nhân » của Kali, điển hình là Rama Krishna (1836-1886).
Kali, người mẹ uống máu, biểu tượng cho một khía cạnh ghê rợn của người nữ trong trí tưởng tượng của … đàn ông. 
Thật ra, trong quan niệm của Ấn Giáo, thì Kali cũng chính là Durga, người mẹ hiền hòa, là Parvati, biểu tượng của tình yêu không ranh giới, là Lakshmi đẹp tuyệt vời, và rốt ráo thì Kali là mọi Nữ Thần. Mặt khác, Kali đến từ Shiva, nhưng Shiva cũng là Vishnu và Brahma. Xuất phát từ « tổng thể » ấy, vai trò của Kali là đem lại sự hiểu biết chân thật sau khi đã phá tan mọi thành kiến, tức sự hiểu biết của « bờ bên kia », nơi không còn xấu tốt, dơ sạch, sống chết, đạo đức hay tội lỗi … Kali dạy cho mọi người nguồn gốc của khổ đau khi chà đạp lên Ratti và Kama, lạc thú và tham dục. Và khi Ngài sẵn sàng uống máu độc của ác quỷ để Sự Ác (vô minh) khỏi tiếp tục tự nảy sinh ra một cách vô tận, Kali cho thấy lòng quả cảm trong việc diệt trừ những mầm mống của mê mờ, kể cả bằng cách tự tiêu diệt chính mình. Việc  tự cắt đầu mình đặt trên mâm cũng mang ý nghĩa tương tự. Kali là vị thần chủ yếu trong Mật Tông (Tantra) Ấn Độ, vị Thần của diệt Ngã, của Giải Thoát.
( http://nguyen.hoai.van.pagesperso-orange.fr/ ).
Trong một truyền thuyết khá phổ biến, Kali sau khi tiêu diệt lũ quỷ dữ, kẻ thù của các vị thần, đã nhảy múa trên chiến trường và uống máu kẻ địch. Điệu nhảy của cô cuồng loạn tới mức các vị thần cảm thấy sợ hãi. Duy chỉ có thần Shiva - thần Hủy diệt mới chế ngự được cô và cưới cô làm vợ. Nàng được miêu tả là vị thần đeo một chuỗi vòng cổ xâu toàn đầu lâu, thắt lưng là những cánh tay, hoa tai là thi hài trẻ em và vòng tay là rắn hổ mang. 

Parvati với Shiva và con trai Ganesha (ngoài cùng bên trái) và Kartikeya (ngoài cùng bên phải). Parvati được miêu tả là có nước da màu xanh lá cây, biểu thị da đen.
Con trai lớn của cặp vợ chồng Shiva- Pârvatĩ là Kârttikeya đã có công diệt được quỷ Târaka, đem lại yên vui cho thế giới thần linh và được thờ làm thần chiến tranh.Kartikeya, đứa con thứ hai của chúa tể Shiva và Parvati hoặc Shakti, ngài được biết đến với một số cái tên như là Subramaniam, Sanmukha, Shadanana, Skanda and Guha. Ở phía Nam của Ấn Độ, ngài là một vị thần được sùng bái và được biết với tên Murugan. Ngài là hiện thân của sự hoàn hảo, một vị lãnh đạo dũng cảm của lực lượng quân đội thần thánh, và là một vị thần chiến tranh, người đã tạo ra ác quỉ, đại diện cho cái xấu và khuynh hướng tiêu cực của con người. Kartikeya còn có một cái tên khác là Shadanana ( Lục diện nhân – ý nói đến 5 giác quan cộng với 1 tâm linh).
Hình ảnh 6 cái đầu còn tượng trưng cho đức hạnh toàn diện, giúp thần có thể nhìn được về mọi hướng và cản lại được tất cả các đợt công kích của kẻ thù. Những hình ảnh về 6 cái đầu của Kartikeya hướng dẫn và chỉ ra cho con người vượt qua được các cám dỗ của cuộc sống. Họ luôn luôn được cảnh giác trước những cám dỗ của những kẻ xảo quyệt và xấu xa, gồm có sáu tật xấu như: kaama (Tình dục), krodha (Giận dữ), lobha (Tham lam), moha (Sự mê muội), mada (Cái tôi) và matsarya (Sự ghen tuông). Một tay của Kartikeya cầm thương, tay còn lại thì ban phước lành cho mọi người. Thú cưỡi của ông là một con công – một con chim thánh cùng với đôi chân rắn, nó tượng trưng cho cái tôi và sự mong muốn thèm khát của con người.

Thần chiến tranh Kartikeya là con trai lớn của vợ chồng Shiva- Pârvatĩ .
Hai anh em : Thần chiến tranh Kartikeya và Thần hạnh phúc( hay Thần tài ) Ganesha con trai của vợ chồng Shiva- Pârvatĩ .
Con thứ hai của Shiva và Pârvatĩ là Ganesha, mình người đầu voi, được tín đồ Ấn Độ giáo tin thờ như một phúc thần, ban phát hạnh phúc thịnh vượng cho nhân loại.

Ganesha con trai út của vợ chồng Shiva- Pârvatĩ .


Shiva - Parvati - Ganesha .

Gia đình Shiva - Parvati - Ganesha - Kartikeya.
Gia đình Shiva - Parvati - Ganesha - Kartikeya và bò Thần Nadin.
Gia đình Shiva - Parvati - Ganesha - Kartikeya.
Trong Devi Bhagwata Purana, Parvati là tổ tiên trực hệ của tất cả các nữ thần khác. Bà là nguồn gốc của tất cả các hình tượng của nữ thần. Bà được tôn thờ với nhiều hình thức và tên khác nhau. Tùy theo tâm trạng khác nhau của Bà mà mang hình thức hoặc hóa thân khác nhau. Ví dụ như :
Durga là hình thức chiến đấu của Parvati, và một số giai thoại Parvati là Durga giết con quỷ Durgam.
Kali là một hình thức dữ dội của Parvati, như nữ thần của thời gian và sự thay đổi, có nguồn gốc thần thoại trong thần Nirriti. 
* Chandi là biệt danh của Durga, được coi là sức mạnh của Parvati; cô có màu đen và cưỡi trên con sư tử, slayer hay quỷ Mahishasura.
Mười Mahavidyas là mười khía cạnh của Shakti, trong tất cả các hình tượng đều có tầm quan trọng, tất cả các khía cạnh khác nhau của Parvati.
52 hóa thân cho thấy tất cả các nữ thần là sự mở rộng của các nữ thần Parvati.
* Navadurga chín hình thức của nữ thần Parvati
* Meenakshi , nữ thần với đôi mắt hình dạng giống như một con cá
* Kamakshi , nữ thần của tình yêu và sự tận tâm
* Lalita , Nữ thần vui tươi của Universe, cô là hình thức Devi Parvati.
* Akhilandeshwari, được tìm thấy ở các vùng ven biển của Ấn Độ, là nữ thần liên quan đến nước. 
* Annapurna các đại diện của tất cả đó là sự no ấm , đầy đủ.
Huyền thoại của Parvati liên quan trực tiếp đến Shiva. Trong các nữ thần tầm quan trọng của cô được cho là vượt qua thậm chí Shiva, và được xác định là Đấng Tối Cao. Cũng như Shiva là vị thần chủ của sự hủy diệt và tái sinh, hai vợ chồng cùng nhau tượng trưng cho cùng một lúc cả hai sức mạnh của sự từ bỏ và khổ hạnh và các phước lành của hạnh phúc hôn nhân.
Parvati do đó tượng trưng cho nhiều đức tính quý khác nhau  bởi truyền thống Hindu: khả năng sinh sản, hạnh phúc hôn nhân, sự tận tâm với người phối ngẫu, khổ hạnh, và quyền lực. Parvati đại diện cho lý tưởng trong truyền thống lâu năm trong Ấn Độ giáo ở trong dân chúng , sau này được đại diện bởi Shiva. Shiva được mô tả trong truyền thuyết Hindu như các nhà tu khổ hạnh lý tưởng trong việc theo đuổi cá nhân của mình trên những ngọn núi mà không quan tâm đến đời sống xã hội, trong khi Parvati được miêu tả là hình tượng về sự quan tâm về việc nuôi dưỡng đời sống thế tục và xã hội. Nhiều chương sách , những câu chuyện và truyền thuyết xoay quanh sự tận tâm lẫn nhau của họ cũng như những bất đồng, tranh luận của họ về triết học Hindu cũng như trong cuộc sống của họ .
Parvati được miêu tả như là người vợ lý tưởng, mẹ và gia chủ trong truyền thuyết Ấn Độ. Trong nghệ thuật Ấn Độ, hình tượng của cặp đôi lý tưởng có nguồn gốc từ Shiva và Parvati như là hai nửa khác nhau của một cơ thể , đại diện là Ardhanarisvara.Khái niệm này là một hình ảnh nữ tính đó là một nửa người đàn ông và một nửa phụ nữ,Siva và Parvati là một biểu tượng .

Teej là một lễ hội quan trọng cho phụ nữ Hindu, đặc biệt là ở các bang phía bắc và phía tây của Ấn Độ. Parvati là vị thần chính của lễ hội, và nó nghi lễ kỷ niệm cuộc sống gia đình và quan hệ vợ chồng. Nó cũng là lễ mừng gió mùa. Lễ hội gió mùa là một trong những lễ hội quan trọng nhất của người Ấn Độ (đặc biệt ở vùng Rajasthan), bao gồm hai lễ hội chính là lễ hội Teej và lễ hội đánh đu. Vào thứ 3 của tuần trăng sang trong tháng lễ hội (tháng 7-8) sẽ tổ chức lễ hội Teej. Lễ hội Teej chủ yếu dành cho những người con gái trong gia đình. Phụ nữ trẻ, cô dâu, phụ nữ lớn tuổi mặc trang phục truyền thống, trang điểm lộng lẫy đi dự hội. Tiếp đó là lễ hội đánh đu diễn ra vào ngày thứ 10 của tuần trăng sáng trong tháng lễ hội Shravan có ý nghĩa mang đến sự thư giãn cho thần thánh vì người địa phương tin rằng thần thánh cũng có thời gian thư giãn. Lễ hội được tổ chức rất lớn tại đền thờ thần Jagannath ở Puri trong tháng 8 và thu hút rất nhiều người tham dự.
Teej là lễ hội được phụ nữ Hindu chờ đợi nhất bởi họ có thể thoả sức tham gia hội hè, cầu nguyện. Là lễ hội dành cho phụ nữ nhưng thực chất Teej là dịp để họ cầu nguyện cho người chồng của mình. Thủ đô  Kathmandu của Nepal thường tổ chức lễ hội Teej rất hoành tráng. Những người phụ nữ Nepal, Ấn Độ theo đạo Hindu thường đổ về thánh đường nổi tiếng của Hindu là Pashupatinath, nơi thờ thần Shiva linh thiêng để dự lễ hội Teej. Theo ước đoán của chính quyền, có khoảng hơn 200.000 phụ nữ đến đây để cầu khấn.
Những phụ nữ có chồng thường mặc áo dài đỏ, cầu khấn thần Shiva phù hộ cho chồng mình sức khoẻ và tuổi thọ, trong khi các cô gái chưa chồng cũng cầu cho mình có được một người chồng tốt và cuộc hôn nhân tốt đẹp. Teej là lễ hội dành cho phụ nữ nhưng là để họ cầu nguyện cho người chồng của mình. Teej cũng là dịp để những người phụ nữ Hindu tụ hội để nhảy múa các điệu múa dân gian và hát những bài ca có tính cầu nguyện. Trong dịp này, những người phụ nữ lớn tuổi sẽ tặng vòng, chấm son trước trán, quần áo truyền thống và đồ trang sức khác cho người thân như chi em gái, con gái, con dâu…để thắt chặt thêm tình thân ái. 
Theo lễ nghi, để tham dự lễ hội Teej, những thiếu nữ trẻ, những cô dâu mới cưới và những phụ nữ lớn tuổi trang điểm rất cầu kỳ bằng nhiều loại trang sức sặc sỡ, mặc những trang phục truyền thống nhiều màu sắc lộng lẫy. Những phụ nữ đã có gia đình tự nguyện trải qua một ngày ăn chay để cầu tuổi thọ cho các ông chồng.

Lễ cầu kinh Pooja (tiếng địa phương mang ý nghĩa biểu hiện tôn giáo) được cử hành vào buổi sáng với mâm vật bao gồm 4 kachoris (loại bánh làm từ một thứ củ như khoai lang), 4 puris (kiểu bánh mì của người Ấn), hai thứ trái cây cùng một số kẹo mứt được đặt phía trước nữ thần. Mâm vật này sau đó được dâng tặng cho mẹ chồng của người phụ nữ thực hiện nghi lễ puja. Tiếp đó, cô sẽ mang chiếc rổ có đựng quần áo mới, đồ trang sức và kẹo mứt do mẹ ruột tặng đến đặt bên cạnh nơi biểu diễn nghi thức pooja. Cô cũng đến xin được ban phúc lành từ những người già cả trong nhà. Rồi nghi thức dâng trái cây và thức ăn ngọt cho nữ thần được tiến hành. 
Vài ngày trước khi lễ hội bắt đầu, người ta sơn lại tượng nữ thần Parvati. Ngày chính thức diễn ra lễ Teej, tượng thần được trang hoàng bằng đồ trang sức truyền thống và quần áo mới. Ngày nay, tượng nữ thần Parvati do những người phụ nữ trong các gia đình hoàng tộc ở Rajasthan thờ phượng được rước bởi một đoàn diễu hành với đầy đủ nghi thức của một buổi lễ long trọng.
 Tiến trình nghi lễ được bắt đầu ngay thời điểm thuận lợi do một thầy tế quyết định, lễ rước bao gồm nhiều con voi được trang trí bằng những tấm thảm đầy màu sắc đắp trên lưng cùng với xe bò và xe ngựa được một con voi lớn có gắn cờ dẫn đầu ra khỏi cổng chính. Thời điểm được nhiều người nóng lòng chờ đợi nhất là khi Teej Mata (nữ thần) xuất hiện ngồi trên một chiếc kiệu truyền thống. Đám đông hàng ngàn người bắt đầu cố nhô lên cao hơn để có thể nhìn thấy nữ thần với hy vọng được người ban phước. Nghi lễ rước thần hoàn tất bắt đầu nhiều hoạt động vui chơi. 
Lễ hội đánh đu (Jhulan Yatra) diễn ra vào ngày thứ 10 của tuần trăng sáng trong tháng lễ hội Shravan có ý nghĩa mang đến sự thư giãn cho thần thánh. Lễ hội được tổ chức rất lớn tại đền thờ thần Jagannath ở Puri trong tháng 8, thu hút rất nhiều người tham dự. 

Ở đền Jagannath, tượng thần Jagannath, thần Balabhadra và thần Subhadra được rước ra ngoài với một đám rước rất lớn, được đặt trên những chiếc đu trang trí lộng lẫy giữa tiếng nhạc và các điệu múa. Nhiều người tình nguyện thức suốt đêm ca hát và nhảy múa trước các vị thần. Lễ hội này lần đầu tiên được tổ chức tại đền Jagannath ở Puri do vua Dibyasingha Dev khởi xướng hồi cuối thế kỷ 18.
Ngôi đền Meenakshi Amman ở Madurai, Tamil Nadu là một ngôi đền lớn dành riêng cho Meenakshi, một hóa thân của nữ thần Hindu Parvati.
Một số ngôi đền nơi Parvati có thể được tìm thấy bao gồm đền thờ Annapurneshwari, đền Attukal Bhagavathy, đền Chengannur Mahadeva, Oorpazhachi Kavu , đền Valiya Kavu Sree Parvathi Devi, Sri Kiratha Parvathi Đền Paramelpadi, đền Korechal Kirathaparvathi, Sree Bhavaneeswara Đền Palluruthy , Chùa Durga Irumkulangara Devi , Chakkulathukavu Đền , chùa Nedukavu Parvathy Devi, đền Karthyayani Devi, Đền Varanad Devi, đền Veluthattu Vadakkan Chowa, đền Thiruvairanikulam Mahadeva, đền Ardhanariswara và Đền Kadampuzha Devi ở Kerala , Đền Meenakshi Amman ở Tamil Nadu , Đền Kamakshi Amman ở Tamil Nadu , Sri Siva Durga Đền , Chùa Mandaikadu Bhagawati, Haliyal và Devi Kanya Kumari ở Tamil Nadu , Đền Mookambika Devi và Đền Banashankari ở Karnataka , đền Maanikyambika Bhimeswara ở Andhra Pradesh , Đền Vishalakshi , đền Vishalakshi Gauri và đền Devi Annapurna ở Uttar Pradesh , Đền Parvati ở Madhya Pradesh , Tulja Đền Bhavani ở Maharashtra , Đền Nartiang Durga ở Meghalaya , Đền Tripura Sundari trong Tripura .

 Xin theo dõi tiếp bài 8. dienbatn.

Đăng nhận xét

Vui lòng không Spam

 
Top
cho tat ca link nofollow