ỨNG DỤNG KỲ MÔN ĐỘN GIÁP TRONG VIỆC XÂY CẤT MỘ PHẦN.

奇門遁甲秘笈大佺.



LỜI NÓI ĐẦU :
 Độn Giáp là một trong ba môn học xếp vào tam thức (Thái Ất, Độn giáp, Lục nhâm đại độn). Có sách thêm hai chữ "Kỳ Môn" ở trước và có tên gọi là Kỳ Môn Độn giáp.
Độn Giáp là môn tính toán căn cứ vào sự tiêu trưởng của Âm Dương để đặt ra những nguyên tắc và định lý quyết đoán sự diễn tiến cát hung của sự vật.
Trong tam thức, nếu như Thái Ất thiên về Thiên, nó nghiên cứu sự chuyển động của các tinh tú ảnh hưởng đến Trái Đất thì Độn Giáp, lại thiên về Địa, nó nghiên cứu ảnh hưởng của địa lý, phong thủy đối với con người.
Độn Giáp là môn dự đoán, phát sinh từ Dịch học, ứng dụng dịch lý. Độn Giáp là hệ thức thời gian theo Can Chi tương ứng với các thuộc tính của Tiết khí, theo một chu kỳ tính theo năm (tháng) hoặc Nguyên, Hội, Vận v.v mà mỗi vị trí thời gian Can Chi phản ánh một quá trình phát sinh, phát triển và kết quả của sự vật, hiện tượng, con người. Nói đến Độn Giáp là nói đến Tiết khí được lượng hoá qua độ mạnh yếu của khí Âm Dương bằng hằng số của Dịch học gọi là Cục.
Trong mười Thiên can thì ba nhóm Thiên can Ất, Bính, Đinh được gọi là Tam Kỳ, sáu nhóm Thiên can Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quí được gọi là Lục Nghi. Can giáp được ẩn đi nên gọi là Độn Giáp. Tam kỳ tượng trưng cho mặt trời, mặt trăng và tinh tú.
Môn là Bát Môn, tức là tám cửa. Tám cửa gồm có Hưu Môn, Sinh Môn, Thương Môn, Đỗ Môn, Cảnh Môn, Tử Môn, Kinh Môn và Khai Môn. Tám cửa này là từ tám phương vị của Bát Quái mà ra. Trong quân sự còn có tên khác là Bát Trận Đồ. Tên các cửa trong Bát Trận Đồ là Thiên Môn, Địa Môn, Phong Môn, Vân Môn, Long Môn, Hổ Môn, Điểu Môn và Xà Môn. Bát Trận Đồ này xem thì rất đơn giản, dễ dàng nhưng kỳ thực thì thiên biến vạn hóa, cao siêu thần diệu. Bát Môn thực tế là tám loại cảm ứng điện từ của hệ Mặt Trời và Trái Đất đối với con người ta.
Kỳ Môn Độn Giáp nguyên gọi là Tam Nguyên Kỳ Môn Độn Giáp. Tam Nguyên tức là Thượng Nguyên, Trung Nguyên, Hạ Nguyên (có nơi còn gọi là Thiên Nguyên, Nhân Nguyên, Địa Nguyên dựa trên cơ sở Tam Tài là Thiên Nhân Địa rồi tìm ra Thiên Thời Địa Lợi Nhân Hòa).
Độn giáp được hình thành trên cơ sở của các thuyết: Tam tài (Thiên, địa, nhân), Can Chi, Âm Dương, ngũ hành, Tiên thiên bát quái, Hậu thiên bát quái, cửu cung phi tinh... Hiện nay có nhiều trường phái độn giáp được phát triển ở Trung Hoa lục địa và Đài Loan. Phổ biến nhất là thời gia kỳ môn học, sau đó là niên gia kỳ môn học, nguyệt gia kỳ môn học, nhật gia kỳ môn học...
Kỳ Môn Độn Giáp là môn khoa học cho ta biết được thời điểm nào, phương vị nào sẽ có lợi cho ta và phương vị nào sẽ bất lợi cho ta, rồi ta có thể dựa vào đó cải thiện vận mệnh của ta cho từng thời điểm.
Kỳ Môn Độn Giáp được ứng dụng trong việc lựa chọn thời gian, hướng bày binh, xuất quân, cầu tài, cầu danh, yết kiến quí nhân, xuất hành, khai trương, động thổ, xây cất, tìm người cưới gả …
Trước đây, Độn giáp ứng dụng vào quân sự là chủ yếu. Ngày nay độn giáp có thể ứng dụng trong các hoạt động mang tính cạnh tranh, thi đua, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh. Ngoài ra độn giáp còn là công cụ quan trọng trong tính toán địa lý "tam hợp" điều này cũng nói lên sự liên quan mật thiết giữa độn giáp với yếu tố "Địa" trong hệ thống tam tài Thiên - Nhân - Địa. ( http://vi.wikipedia.org/ )
Trong Kỳ môn độn giáp còn có phần : Kỳ môn độn giáp Thần phù , tương truyền do đấng Cửu Thiên Huyền Nữ truyền cho Hoàng Đế khi đánh nhau với Si Vưu ở Trác Lộc. Lúc đó bản sách chỉ có bản Kim Hàm thường dùng trong việc binh thư. Đến đời Nghiêu - Thuấn khi sai Đại Vũ đi trị thủy , đấng Cửu Thiên Huyền Nữ truyền cho Hà Đồ và Lạc Thư trên lưng Rùa Thần . Từ đó phép Độn Giáp chính thức được lưu truyền.
 Sau này Hán Tử Phòng gom lại thành 13 cục . Gia Cát Lượng Võ hầu Khổng Minh cùng bố vợ là Hoàng Thừa Ngạn , vợ là Hoàng Nguyệt Anh ( tục gọi là Hoàng A Sửu ) đắc ngộ thần cơ tạo nên Bát Quái Trận đồ gồm có 8 cửa và 3 kỳ . 
Sau này được truyền ra ngoài và trong hầu hết các binh thư thời cổ đều sử dụng phép Kỳ môn độn giáp .
Tại Việt Nam , thời Trần có Đức Thánh Trần Hưng Đạo viết ra cuốn Binh Thư Yếu Lược là một cuốn sách bất hủ nay đã bị thất truyền.
Khi đắc ngộ được KỲ MÔN ĐỘN GIÁP , trên có thể phò Vua , báo Quốc , làm cho lê dân được yên ổn , dưới có thể phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn gia đình . 
 Ngày trước dienbatn có duyên được một ẩn sĩ chỉ dạy cho môn này một chút , đem áp dụng vào việc xây cất mộ phần trong mấy chục năm qua đều thấy rất hiệu quả. Xin cùng chia sẻ với các bạn.

PHẦN 1 : QUAN HỆ TAM TÀI.


Theo sử sách còn truyền lại,từ khi Phục Hy lập ra Bát quái định Thiên đồ,xa thì trông Thiên văn,đại Địa,gần thì trông ở người,vật,toàn đồ Vũ trụ quan bao gồm Thiên -Địa -Nhân.
THIÊN :Tinh ba là Nhật -Nguyệt -Tinh.
ĐỊA :Tinh ba là Thủy -Phong -Hỏa.
NHÂN :Tinh ba là Tinh -Khí -Thần.
Tất cả các thành phần trên gọi chung là Đại đạo,mỗi thành phần đều sống động.
THIÊN ĐẠO :Là sự vận hành các phần tử Thiên hà,Thiên hệ,Tinh tú châu lưu an toàn trong khoảng không theo một trật tự nhất định.
ĐỊA ĐẠO :Thủy -Hỏa-Phong châu lưu khắp nơi nhằm sinh hóa và nuôi dưỡng vạn vật.
NHÂN ĐẠO :Là cái đức lớn của Thiên -Địa,Tinh khí tươi nhuận thì Thần mới minh.
Vũ trụ toàn đồ luôn sống động,nếu ngưng ,nghỉ tức là hoại ,là diệt.
Một Cảnh giới hài hòa tạo được sự an lạc,hạnh phúc cho mọi người tức là cả ba thành phần phải tốt tương ứng thể hiện đủ đức tính của Đại đạo.Vì thế ,các bậc Tiền nhân luôn có ước muốn tạo cho mình và cộng đồng một Cảnh giới Chân -Thiện -Mỹ,họ chiêm nghiệm ,học hỏi từ Thiên nhiên địa vật,tạo nên nền tảng Kiến trúc .Nhân giới luôn hài hòa với Tam tài (Thiên văn,Địa thế,Nhân sinh ),nên gọi là thuật Phong thủy.Phong thủy cũng dựa vào trên nền tảng Quái đồ,Hà Lạc.
Tam thức (Thái Ất, Độn giáp, Lục nhâm đại độn) được sử dụng rất hiệu quả khi cải táng mộ phần.
1/ Lục Nhâm ( Nhân )
Lục nhâm đại độn là một trong ba môn học xếp vào tam thức (Thái Ất, Độn giáp, Lục nhâm đại độn). Lục nhâm là 6 chữ Nhâm trong lục thập hoa giáp gồm: Nhâm Dần, Nhâm Thìn, Nhâm Ngọ, Nhâm Thân, Nhâm Tuất và Nhâm Tý.Trong tam thức nếu như Thái Ất thiên về Thiên, Độn giáp thiên về Địa thì Lục nhâm chủ về Nhân và thường được sử dụng rộng rãi hơn trong cuộc sống.
2/ Thái Ất ( Thiên ) : 
Thái Ất thần kinh hay Thái Ất là một trong ba môn học xếp vào tam thức (Thái Ất, Độn giáp, Lục nhâm đại độn).
Thái Ất tức là Thái Nhất, tên gọi khác của Thần Bắc cực.
Trong tam thức, Thái Ất thiên về Thiên, nó nghiên cứu sự chuyển động của các tinh tú ảnh hưởng đến Trái Đất, đến con người.
Theo một số sách bói kinh điển, Thái Ất là tôn thần của thiên đế, ở trước sao Bắc thần, chủ sai khiến 16 thần. Sao Thái Ất chủ về dự đoán gió mưa, hạn hán lụt lội, chiến tranh đói rét bệnh tật, xem tình hình trong nước, sao Thái Ất chủ sự hưng vong, lịch số dài ngắn.
3/ Độn Giáp ( Địa ) :
 Độn Giáp là một trong ba môn học xếp vào tam thức (Thái Ất, Độn giáp, Lục nhâm đại độn). Có sách thêm hai chữ "Kỳ Môn" ở trước và có tên gọi là Kỳ Môn Độn giáp.
Độn Giáp là môn tính toán căn cứ vào sự tiêu trưởng của Âm Dương để đặt ra những nguyên tắc và định lý quyết đoán sự diễn tiến cát hung của sự vật.
Trong tam thức, nếu như Thái Ất thiên về Thiên, nó nghiên cứu sự chuyển động của các tinh tú ảnh hưởng đến Trái Đất thì Độn Giáp, lại thiên về Địa, nó nghiên cứu ảnh hưởng của địa lý, phong thủy đối với con người.
Như vậy ta thấy rằng, khi nghiên cứu và thực hành phong thủy, nhất là phần Âm trạch - Mồ mả , Phong thủy sư phải rành rẽ các nguyên tắc của thuật Địa lý và phải thành thạo các môn : Thái Ất ( Thiên )  -Độn Giáp ( Địa ) - Lục Nhâm ( Nhân ). Người xưa có câu : " Trên thông Thiên văn - Dưới tường Địa lý - Giữa thông muôn loài " là vậy.
Tại mộ phần có các loại Khí như sau :

Thiên khí từ trên các hành tinh Mặt trăng, mặt Trời và các vì tinh tú giáng xuống thâm nhập vào hài cốt , Địa khí từ Long mạch chuyển đến , bốc từ dưới lên hòa quyện cùng Thiên khí , kết hợp với Nhân khí từ xương cốt trong mộ phần tạo nên năng lượng để kết Huyệt. Huyệt kết là kết quả của sự tương đồng giữa THIÊN KHÍ - NHÂN KHÍ - ĐỊA KHÍ. Theo thuyết hiện tượng cộng hưởng Hacmonic của GS.TS Nguyễn Hoàng Phương trong bài viết Tích hợp đa văn hóa Đông - Tây cho một chiến lược giáo dục mai sau: Sẽ xẩy ra hiện tượng cộng hưởng mà tần số này bằng n lần tần số kia . Hiện tượng cộng hưởng đó gọi là hiện tượng cộng hưởng Hacmônic. Theo các cụ hay nói: Đó là hiện tượng Đồng thanh tương ứng - Đồng Khí tương cầu. Theo Giáo sư Nguyễn Hoàng Phương: Trước hết vì trong mối quan hệ này không có sự tiếp xúc xác thịt trực tiếp giữa hài cốt người chết và thân xác người còn sống, nên tất yếu phải có phần sóng vô hình của cả đôi bên tham gia vào. Đó có thể là một hiện tượng cộng hưởng sóng mang tính chất huyết thống, dòng họ. Do tần số đôi bên có thể khác nhau nhiều, nên trong lý thuyết về Nhạc, loại cộng hưởng này mang tên cộng hưởng Harmonic (Tần số này là bội số của Tần số kia). Đó là cơ chế cộng hưởng Harmonic hình thái huyết thống. 
 Khí Huyệt ( Đã bao gồm ; Thiên khí, Nhân Khí, Địa Khí ) sẽ cộng hưởng theo hình thái Huyết thống ( Cộng hưởng hacmonic ) tác  động tới từng cá nhân trong dòng họ người chết . Đó chính là nguyên lý hoạt động của Khí trong Huyệt mộ mà sau nhiều năm nghiên cứu, dienbatn đã ngộ ra.

 Khi đặt hài cốt vào Huyệt mộ - Ứng với thời điểm của Tiết khí, phương vị của mộ , Năng lượng của cuộc đất , Phúc phận của dòng họ và của người chết ....ta sẽ có một bảng Mã cốt đặc trưng cho ngôi mộ đó , giống như một tấm giấy khai sinh của Huyệt mộ hay như một lá Tử vi của riêng Huyệt mộ đó. Từ đó, thông qua các kiến thức về Tam thức, Địa lý..., chúng ta hoàn toàn có thể đọc được quá trình vận hành tốt hay xấu của Huyệt mộ . Chúng ta có thể biết được sự thịnh suy , thời điểm thịnh suy, phương hướng thịnh suy, nhánh nào thịnh suy...  của con cháu trong dòng họ đó .
Ứng dụng Kỳ môn Độn Giáp vào việc xây cất mộ phần là một trong hàng trăm ứng dụng của môn học Kỳ môn Độn Giáp . Độn Giáp là môn tính toán căn cứ vào sự tiêu trưởng của Âm Dương để đặt ra những nguyên tắc và định lý quyết đoán sự diễn tiến cát hung của sự vật. Độn Giáp thiên về Địa, nó nghiên cứu ảnh hưởng của địa lý, phong thủy đối với con người. Trong loạt bài này, dienbatn không đi sâu vào những kiến thức của Kỳ môn Độn Giáp mà đi thẳng vào việc ứng dụng Kỳ môn Độn Giáp trong việc xây cất mộ phần các dòng họ tại Việt Nam.

PHẦN 2 : TÀI LIỆU CÁC BẠN NÊN THAM KHẢO.

Độn giáp lược giải, Đỗ Quân
Hệ thức thời gian Độn giáp, Bùi Biên Hoà, NXB Văn Hoá dân tộc, 2002.
Kỳ Môn Độn Giáp, Nguyễn Mạnh Bảo, Sài Gòn, 1959
Giáo trình Độn Giáp, Vũ Xuân Quang
Phi bàn độn giáp yếu giải, Vũ Xuân Quang.
Kim Hàm Ngọc kinh - Lưu Bá Ôn - Bản dịch của Chu Tuyết Nhi.
Thấu Địa kỳ môn.
Sách về Độn giáp bằng tiếng Trung sau đây, một số người quan tâm nghiên cứu môn này sưu tầm được, ít có bán tại các hiệu sách ở Việt Nam.
Độn Giáp chỉ quy
Kim hàm Độn giáp bí kíp toàn thư
Kỳ môn Độn giáp pháp khiếu
Quỷ Cốc tử bí kíp
Độn Giáp học đại toàn
Kì môn bí quyết tổng phú . ( 奇門秘訣總賦 ) .
Kỳ môn chỉ quy [ chiêm pháp ] ( 奇門旨歸【占法】).
Kì môn độn giáp bí cấp đại toàn [ chiêm pháp ] ( 奇門遁甲秘笈大佺【占法】).
Kì môn độn giáp thống tông đại toàn . ( 奇門遁甲統宗大佺 ). 3 tập.
Kì môn độn giáp toàn thư .( 奇門遁甲佺書 ).
"透地奇门地理奥秘 -Thấu địa kì môn Địa lí áo bí . Hoàng Triêu Toàn . ( Trung hoa dân quốc thất thập ngũ niên tứ nguyệt tam nhật - Thai Loan dịch học quán quán chủ Hoàng hào phi long Triêu Toàn , trung chánh đại học giáo thụ hoàng giới lương đồng bổ thuật .)
............................
Xin theo dõi tiếp bài 2 - dienbatn .

Đăng nhận xét

Vui lòng không Spam

 
Top
cho tat ca link nofollow